This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai

Tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai và cũng là nguyên nhân chính gây ra các biến chứng, 25% trường hợp đẻ non là do tăng huyết áp ở sản phụ, trong đó tiền sản giật là nguy hiểm nhất, thậm chí gây tử vong cho mẹ và con.

Xác định dựa vào chỉ số huyết áp

Huyết áp là số đo sức co bóp của tim đẩy máu đi trong động mạch để nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Đối với người bình thường, huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu) từ 90 - 139 mm Hg và huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương) từ 60 - 89 mm Hg. Khi thấp hơn hoặc cao hơn con số này nghĩa là bạn đang có vấn đề về huyết áp, có thể huyết áp cao hoặc huyết áp thấp. Các thai phụ thường hay bị chứng tăng huyết áp (huyết áp cao) nhiều hơn. Đối với người bình thường, huyết áp cao là nguyên nhân của nhiều bệnh như: đái tháo đường, bệnh thận và các chứng tim mạch... Đối với phụ nữ đang trong thời gian thai kì lại càng nguy hiểm hơn bởi vì khi xuất hiện triệu chứng tăng huyết áp sẽ kèm theo các biến chứng như phù thũng, đẻ non...

Tăng huyết áp (THA) có thể được chẩn đoán dựa vào trị số huyết áp đo được hoặc dựa vào sự THA tương đối so với trước khi mang thai. Khi huyết áp tâm thu trên 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương trên 90 mmHg thì được gọi là THA. Đối với bà mẹ có thai còn có một cách xác định khác, đó là khi huyết áp tâm thu tăng trên 30 mmHg hoặc huyết áp tâm trương tăng trên 15 mmHg so với mức huyết áp đo được ở thời điểm trước khi mang thai thì có nghĩa là bà mẹ đã bị THA.

 Kiểm tra huyết áp cho phụ nữ mang thai tịa trạm y tế xã Ea Rốc huyện Ea Sup - Đắk Lắk.Ảnh: Hương Xuân

Ảnh hưởng của tăng huyết áp trong thai kỳ:

Khi mang thai, có các thay đổi sinh lí về tim, mạch như nhịp tim nhanh, tăng lượng máu, một số bộ phận của cơ thể tăng sinh mạch máu, nên cần lượng máu đi qua nhiều hơn như vú, tử cung, nhau thai…Do đó, người phụ nữ mang thai phải được theo dõi huyết áp thường xuyên, đặc biệt là khi thai lớn hơn hay bằng 20 tuần tuổi. Chính vì thế, việc theo dõi huyết áp ở người mang thai là vô cùng quan trọng, nếu không sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi.

Đối với thai phụ: Nếu cùng với chứng huyết áp cao, thai phụ còn bị bệnh tim sẽ dẫn đến suy tim, cản trở chức năng cầm máu, chức năng của thận cũng bị suy giảm dẫn đến hiện tượng chảy máu não, gan tạng bị tổn thương, tiểu cầu cạn kiệt, máu không đông... Ảnh hưởng lớn nhất là việc tác động của nó lên hệ tim mạch dẫn đến hiện tượng tiền sản giật và tăng nguy cơ tử vong.

Đối với thai nhi: Khi người mẹ bị tăng huyết áp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Thai có thể bị chết lưu trong tử cung, bị ngạt thở và chết do thiếu máu cục bộ hoặc đẻ thiếu tháng...

Những yếu tố thuận lợi gây ra chứng tăng huyết áp

Tăng huyết áp hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể, một số yếu tố thuận lợi dẫn đến tăng huyết áp như ăn nhiều muối, ít vận động thể lực, béo phì, tăng cholesterol, căng thẳng thần kinh, tâm lý…Bên cạnh đó, tuổi của sản phụ cao (trên 35 tuổi); dòng họ có người bị bệnh; chế độ dinh dưỡng lúc mang thai chưa tốt, kèm theo đó là chứng thiếu máu trầm trọng; chửa sinh đôi; thai phụ có nước ối quá nhiều; thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường… cũng là những nguyên nhân có thể gây tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, một số bệnh lí mắc phải có thể làm tăng huyết áp ở phụ nữ có thai như: bệnh về thận, tuyến thượng thận, tuyến giáp, bệnh tim mạch, tiểu đương…

 Để an toàn cho cả mẹ và con, những phụ nữ mang thai cần kiểm tra HA thường xuyên.  Ảnh: TL

Các biểu hiện của chứng tăng huyết áp:

Muốn biết chính xác số đo huyết áp phải sử dụng máy đo huyết áp, tuy nhiên nếu thai phụ chú ý quan sát sức khoẻ của bản thân có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như: cảm giác căng thẳng, khó chịu, nhức đầu, thấy ù ù trong tai, hoa mắt, chóng mặt, nếu nhìn thấy mờ đi thì bệnh đã nặng. Khi xuất hiện triệu chứng trên thì phải nghĩ ngay đến cao huyết áp do nhiễm độc thai nghén. Bệnh này thường xảy ra sau tuần mang thai thứ 24.

Điều trị và phòng ngừa

Khi mang thai người phụ nữ cần phải khám thai thường kỳ và đo huyết áp mỗi lần khám thai. Nếu phát hiện bị tăng huyết áp trước khi mang thai (tăng huyết áp mạn tính) phải điều trị ổn định tùy theo căn nguyên gây tăng huyết áp.

Tăng huyết áp đơn thuần không có các biểu hiện của tiền sản giật cần theo dõi huyết áp thường xuyên khi khám thai.

Tăng huyết áp trong tiền sản giật (tăng huyết áp + protein niệu + phù) phải được điều trị nội trú tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Nhiều trường hợp điều trị nội khoa không kết quả phải mổ lấy thai sớm vì quyền lợi và sức khỏe của mẹ.

Phòng bệnh tăng huyết áp tốt nhất là theo dõi huyết áp sớm, thường xuyên lúc mang thai, biết được tình trạng huyết áp của mình trước khi có thai. Tăng huyết áp trong thời kì mang thai là báo động một thai kỳ nguy cơ. Việc quan trọng cần làm là theo dõi sát huyết áp trước và trong khi mang thai. Nếu có tình trạng tăng huyết áp xảy ra phải được sự can thiệp tốt nhất của bác sĩ nhằm đem lại sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và con.      

  Bác sĩ Nguyễn  Vũ

Cách vệ sinh vùng kín

Dưới tác động của sự bài tiết hoóc-môn ở giai đoạn dậy thì, các thiếu nữ gặp phải rất nhiều sự thay đổi trên cơ thể của mình như ngực to lên, hành kinh… thêm vào đó là những biểu hiện bất thường nơi vùng kín. Vậy những dấu hiệu này có thực sự đáng lo và các xử lý ra sao?

Chẳng hạn như sự thay đổi về thể chất dẫn đến sự xáo trộn của các hoócmôn sinh dục. Những vùng não hoạt động tích cực hơn và kích thích buồng trứng. Tuyến sinh dục nữ tiết ra các hoóc môn sinh dục nữ, oestrogene, progesteron.

Ngoài những thay đổi về diện mạo bên ngoài, các thiếu nữ còn có những thay đổi bên trong: cơ quan sinh dục phát triển to lên, hình dáng và hướng của âm hộ thay đổi. Sự thay đổi này dẫn đến việc bộ phận này tiết ra ít hay nhiều khí hư (có màu trắng). Sự xuất hiện khí hư này là hoàn toàn bình thường và các em không nhất thiết phải thay quần và cần vệ sinh liên tục.

 Ảnh minh họa
Tuy nhiên, nếu khí hư ra quá nhiều các em đừng ngần ngại nói với bố mẹ để được đưa đi khám phụ khoa ở bệnh viện.

Chu kỳ kinh thường xuất hiện lần đầu vào năm các em 13 tuổi, 2 năm sau khi ngực của các em bắt đầu phát triển. Cũng có em thấy kinh nguyệt lần đầu vào năm 10 tuổi, có những em thì phải tới tận 15 - 16 tuổi mới thấy (như đã nói ở trên).

Lần đầu hay hành kinh đến quá muộn đều là nỗi niềm lo lắng của các em gái. Có những em kinh nguyệt không đều hoặc bị đau bụng dữ dội khi hành kinh. Nếu trường hợp này kéo dài, các em nên nói với bố mẹ để được đi khám. Những trường hợp đau bụng do hành kinh đều có thể chữa được.

Để giữ vệ sinh vùng kín vào những ngày có kinh, các em có rất nhiều loại băng vệ sinh để lựa chọn. Những loại băng vệ sinh có chất lượng tốt là loại thấm hút rất tốt do đó giúp các em giữ khô vùng kín trong từ 3 - 4 giờ.

Hiện nay có rất nhiều loại băng vệ sinh dạng tròn (tampon) rất hợp cho các em khi đi bơi hoặc chơi thể thao. Ngược lại với một số ý kiến cho rằng loại tampon này có thể làm rách màng trinh, nhưng nếu các em dùng loại cực nhỏ màng trinh sẽ không bị ảnh hưởng. Dù dùng loại băng vệ sinh nào, các em cũng nhớ phải thay và vệ sinh thường xuyên.

Quy tắc chung trong vệ sinh vùng kín là giữ vùng kín luôn vệ sinh là điều không khó, các em hãy ghi nhớ những lời khuyên sau:

- Kinh nguyệt không hề bẩn như các em nghĩ, nó chỉ gây cho các em cảm giác khó chịu. Không cần phải lau rửa lien tục, khoảng 3 - 4 giờ các em thay một lần.

Vào những ngày này các em không cần phải dùng những miếng khăn ướt có tẩm dung dịch vệ sinh hoặc các loại gel, các loại dung dịch chứa nhiều acid này có thể làm tổn thương môi trường âm đạo.

- Những ngày không hành kinh, các em nên vệ sinh vùng kín 1 hoặc 2 lần/ngày.

- Những vấn đề như: đau bụng ngày có kinh, viêm nhiễm hoặc khí hư có mùi... là những triệu chứng mà các em có thể mắc phải từ khi còn là thiếu nữ. Khi gặp phải những trường hợp này, các em nên nói với bố mẹ để được đưa khi khám kịp thời.

BS. HOÀNG TUẤN LONG

Những bất thường ở tử cung

Tử cung là một bộ phận trong cơ quan sinh dục nữ, là nơi mà trứng đã được thụ tinh sẽ làm tổ và phát triển thành thai nhi. Nếu có bất kỳ sự bất thường nào của tử cung thì cũng đều cản trở quá trình làm tổ của trứng và sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là một số hình thái bất thường ở tử cung hay gặp.

Tử cung có hai khoang bên trong: Mỗi khoang lại dẫn đến cổ tử cung và âm đạo của chính nó; do đó, có đến 2 cổ tử cung và 2 âm đạo. Loại tử cung này là rất hiếm và bạn vẫn có thể thụ thai (H1).

  Những hình thái tử cung bất thường.

Tử cung bằng một nửa bình thường và chỉ có một ống dẫn trứng

. Do hình dạng, nó được gọi là “tử cung một sừng”. Loại này cũng rất hiếm. Nó hình thành ngay từ giai đoạn sớm của cuộc đời, khi mô tạo nên tử cung không phát triển đúng cách. Nếu mang tử cung này, bạn có thể có 2 buồng trứng nhưng chỉ có một là được nối với tử cung. Nếu “tử cung sừng” khỏe mạnh, bạn vẫn có thể thụ thai (H2).

Tử cung hình trái tim: Không mang hình dạng quả lê thông thường, tử cung này có hình dạng một trái tim. Dựa vào hình dạng, tử cung hình trái tim còn được gọi là tử cung 2 sừng. Loại tử cung này không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Tuy nhiên, nếu thụ thai, em bé sẽ có ít không gian để phát triển so với một tử cung bình thường (H3).

Tử cung có vách ngăn: Các vách ngăn kéo dài tới một phần tử cung hoặc tới tận cổ tử cung. Đôi khi, tử cung có vách ngăn có thể gây vấn đề vô sinh (H4).

Nhận biết tử cung bất thường

Nếu bạn đang có vấn đề về sinh sản, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa sản để được thăm khám, kiểm tra tử cung hoặc ống dẫn trứng. Các cách để phát hiện bất thường ở tử cung:

 Tử cung bình thường.

- Siêu âm 3D ở tử cung giúp xác định những bất thường.

- Quét hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) có thể được sử dụng nhưng phải chắc chắn bạn không mang thai.

- Nội soi ổ bụng cũng giúp phát hiện bất thường ở tử cung. Bác sĩ sẽ tạo một vết cắt nhỏ ở rốn để quan sát tử cung và ống dẫn trứng.

Khi phát hiện các bất thường ở tử cung, tùy theo từng hình thái, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp, an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.

  Bác sĩ Bùi Thị Phương

Rối loạn tiểu tiện trong kỳ mang thai

Một số rối loạn về tiểu tiện mà bạn có thể gặp khi mang thai, có dấu hiệu là sinh lý không cần điều trị nhưng cũng có trường hợp là dấu hiệu bệnh lý cần can thiệp.

Trong tuần đầu thụ thai, nồng độ của hoóc-môn progesterone sẽ gia tăng và phôi thai bắt đầu tiết ra hCG. Các cơ của bàng quang và thành tử cung sẽ bị giãn nở ra, trong khi đó lưu lượng máu đến vùng chậu cũng gia tăng. Đó là lý do gây sự sung huyết của các cơ quan vùng chậu, gây kích thích bàng quang. Não bộ nhận ra những tín hiệu như mong muốn đi tiểu ngay cả khi có rất ít nước tiểu trong bàng quang và phát ra tín hiệu được dẫn truyền xuống bàng quang và gây đi tiểu.

Bạn nên thực hiện bài tập Kegel, là bài tập gây co thắt và thư giãn các cơ xung quanh âm đạo của bạn

Dấu hiệu sinh lý

Thường xuyên đi tiểu trong 3 tháng đầu: khi thai của bạn tiến triển quaba tháng đầu tiên, nước được giữ lạinhiều hơn. Tử cung cũng bắt đầu phát triển và bang quang bị giãn ra làm cho não bộ nhận thấy những tín hiệu này như là một mong muốn đi tiểu.

Thường xuyên đi tiểu trong thời gian 3 tháng cuối: trong ba tháng thứhai của thai kỳ, bạn có thể không bịđi tiểu thường xuyên. Tuy nhiên, saukhoảng 32 tuần, do sự phát triển củabào thai, trọng lực sẽ đặt vào bangquang làm giảm dung tích bàng quang, một lần nữa làm gia tăng cảmgiác muốn đi tiểu.

Tiểu đêm: cũng là dấu hiệu phổ biến và gia tăng theo tuổi thai. Trong một cuộc khảo sát 256 phụ nữ mang thai, 86% số phụ nữ này có chứng tiểu đêm ở 3 tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân chính của chứng tiểu đêm được cho rằng phụ nữ mang thai tiết ra một lượng lớn natri và nước vào ban đêm hơn so với phụ nữ không mang thai.

Són tiểu: nhiều phụ nữ mang thai cảm thấy lúng túng khi bị són tiểu trong khi cười, hắt hơi hoặc ho. Một số người bị ảnh hưởng khi thực hiện các hoạt động như chạy hoặc nhảy. Tình trạng này phổ biến và khó xử, gây ra bởi trọng lực của tử cung đè vào bàng quang trong thời kỳ mang thai: tình trạng này cũng được gọi là tiểu không kìm được do căng thẳng.

Sử dụng bài tập Kegel

Mặc dù bạn không có khả năng để loại bỏ chứng tiểu láu hoàn toàn, bạn có thể tăng cường các cơ vùng sàn khung chậu của bạn. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát hoạt động của bàng quang tốt hơn trong thời kỳ mang thai và sau sinh, hạn chế phần nào sự khó chịu. Để tăng cường hoạt động các cơ vùng sàn chậu, bạn nên thực hiện bài tập Kegel, là bài tập gây co thắt và thư giãn các cơ xung quanh âm đạo của bạn. Bài tập như sau:

- Hãy tưởng tượng rằng bạn đang cố gắng để ngăn chặn không cho “xì hơi” (đánh rắm). Gây siết chặt các cơ vùng sàn chậu.

- Một cách khác là khi đang đi tiểu bạn cố gắng các cơ để làm ngưng tiểu, nếu ngưng tiểu được  là đúng. Làm các bài tập này ít nhất 3 lần một ngày. Mỗi ngày, sử dụng 3 vị trí: nằm, ngồi và đứng. Bạn có thể tập trong khi nằm trên sàn nhà, ngồi tại bàn, hoặc đứng trong nhà bếp. Nên kiên nhẫn, đừng bỏ cuộc. Chỉ cần 5 phút, 3 lần một ngày. Bạn có thể cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang của bạn sau 3 - 6 tuần.

Nếu bạn gặp trở ngại khi thực hiện bài tập này, nên đến bác sĩ. Để hỗ trợ bạn, bác sĩ sẽ áp một dòng điện nhỏ vào các cơ vùng sàn chậu của bạn.

Dòng điện sẽ làm cho các cơ co thắt lại, gây ra cảm giác rù rù ở vùng cơ bị kích thích.

Dấu hiệu bệnh lý

Nhiễm trùng đường tiểu: mặc dù biểu hiện đi tiểu nhiều lần là dấu hiệu phổ biến trong thai kỳ, nhưng cũng có thể chỉ ra sự hiện diện của nhiễm trùng đường tiểu như viêm bàng quang hoặc viêm thận - bể thận.

Những nhiễm trùng này có thể thấy ở phụ nữ mang thai, vì vậy bạn nên để ý đến sự hiện diện của máu hay thay đổi màu sắc của nước tiểu và cảm giác đau rát khi đi tiểu. Sốt, ớn lạnh là những triệu chứng trong nhiễm trùng đường tiểu, nhưng không phải khi nào cũng có.

BS. NGÔ HỮU LỘC


Ảnh hưởng tới chức năng sinh sản

Lao sinh dục nữ là do vi khuẩn từ tổn thương sơ nhiễm lan truyền theo đường máu đến gây nhiễm nội mạc tử cung và ống dẫn trứng. Bệnh diễn biến âm ỉ và gây những hậu quả nghiêm trọng dẫn đến vô sinh.Đặc biệt, khi mang thai, lao ở hệ sinh dục nữ còn để lại bệnh lao bẩm sinh cho chính con cái của bệnh nhân sau này.

Lao sinh dục nữ thường là lao thứ phát, sau khi bị lao ở một số bộ phận khác, đặc biệt là lao ở phúc mạc (màng bụng). Từ ổ bụng vi trùng lao sẽ di chuyển vào gây bệnh ở vòi trứng và từ đó lan vào buồng dạ con, cổ dạ con, âm đạo. Tuy nhiên vi trùng lao cũng có thể lan tới bộ máy sinh dục nữ theo đường bạch huyết hay đường máu.

 Tư vấn sức khỏe sinh sản tại Trạm y tế phường Bích Đào (TP. Ninh Bình). Ảnh: PV
Các loại lao sinh dục nữ hay gặp

Lao phần phụ: Hay gặp nhất là lao vòi trứng. Người ta ít thấy lao ở buồng trứng hoặc ở các dây chằng. Tổn thương lao ở vòi trứng thường là các tổn thương mạn tính, âm ỉ gây nên tắc vòi ảnh hưởng đến khả năng thụ thai (gây chửa ngoài dạ con khi tắc không hoàn toàn và vô sinh khi bị tắc hoàn toàn cả 2 vòi). Lao ở vòi trứng có thể kèm theo lao phúc mạc. Về tiến triển có khi biến thành túi mủ. Chẩn đoán lao phần phụ khó phân biệt với các viêm phần phụ khác không phải do lao. Nhiều trường hợp không có triệu chứng. Chỉ khi khám vô sinh cho chụp dạ con - vòi trứng mới phát hiện được tổn thương lao.

Lao ở dạ con: Chủ yếu ở lớp niêm mạc. Vi trùng lao từ vòi trứng đi xuống, vì thế ít khi thấy lao dạ con đơn thuần mà thường đã có lao dạ con thì kèm theo có lao vòi trứng. Tổn thương lao có thể ăn sâu hết lớp niêm mạc để xâm lấn vào lớp cơ dạ con, nhưng hiếm gặp. Do các thương tổn nằm ở niêm mạc dạ con nên bệnh thường gây ra rối loạn kinh nguyệt: rong kinh, rong huyết, đau bụng kinh, kinh ít và có khi lại bị vô kinh do niêm mạc dạ con bị dính.  Chẩn đoán lao dạ con không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà cần phải làm các xét nghiệm như: cấy máu kinh tìm vi trùng Koch, nạo sinh thiết dạ con tìm tổn thương lao, hoặc chụp điện quang dạ con - vòi trứng để phát hiện tổn thương và cũng để kiểm tra xem vòi trứng có bị dính hay không.

Lao cổ dạ con: đây là loại ít gặp hơn, nhất là với lao cổ dạ con đơn thuần. Nó cũng thường kết hợp với lao phần phụ và lao thân dạ con. Nhiều khi rất khó phân biệt các thương tổn lao ở cổ dạ con với các tổn thương ung thư vì nó cũng có thể gây loét, sùi, dễ bị chảy máu khi giao hợp hoặc thăm khám. Vì thế muốn khẳng định lao và loại trừ ung thư cần phải làm sinh thiết để tìm các thương tổn điển hình của lao trên kính hiển vi.

Lao âm đạo: Hiếm gặp và cũng thường phối hợp với các lao ở phần trên. Tổn thương lao cũng là các vết loét, xung quanh có những hạt sẩn màu vàng. Không thể khẳng định được lao nếu không làm sinh thiết để phân biệt với các tổn thương do bệnh khác. Lao âm đạo có thể gây dò bàng quang (bọng đái) hoặc dò trực tràng.

Lao âm hộ: Đây là loại hiếm gặp hơn cả. Tổn thương lao ở đây là các vết loét trợt trên da giống như các lao da khác, có bờ nhẵn và nền vết loét mềm. Cũng chỉ xác định được bệnh khi làm sinh thiết. Lao âm hộ hay gặp ở trẻ gái do trẻ lê la, da vùng âm hộ bị xây xát, từ đó vi trùng lao xâm nhập.

Bệnh không dễ chẩn đoán

Lao sinh dục nữ thường không có những triệu chứng sớm điển hình, vì vậy, đa số bệnh nhân không tự phát hiện sớm. Có trường hợp bệnh nhân bị đau vùng bụng dưới, cảm giác mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt... nhưng chỉ nghĩ đó là những vấn đề về nội tiết thông thường, do chu kỳ kinh nguyệt không ổn định… chứ ít nghĩ đó là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, đa phần lao sinh dục nữ được phát hiện chậm.

Mặt khác, lao sinh dục nữ rất dễ lẫn với các loại bệnh viêm nhiễm khác không phải do vi trùng lao hoặc có những triệu chứng lâm sàng cũng như trên phim chụp điện quang có thể lẫn lộn với ung thư hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Do đó cần phải có các xét nghiệm như thử phản ứng lao, tốc độ lắng máu, khám xét kỹ toàn thân để phát hiện lao ở các bộ phận khác, nhất là lao phổi nhưng cần nhất vẫn là các xét nghiệm đặc hiệu đối với lao sinh dục như cấy máu kinh tìm vi trùng lao, nạo sinh thiết dạ con, chụp điện quang dạ con - vòi trứng…

Phòng bệnh lao sinh dục nữ thế nào?

Phòng bệnh lao sinh dục nữ không nằm ngoài các biện pháp phòng chống lao nói chung như: nâng cao mức sống, cải thiện nơi ăn chốn ở, đặc biệt cần tránh tiếp xúc với nguồn lây nhiễm, nhất là khi trong nhà có người mắc bệnh lao thì việc ăn ở, sinh hoạt và cách ly đúng mực rất quan trọng như: không chung đụng bát đũa, không dùng chung quần áo, chăn gối, chậu tắm rửa…

Bệnh lao và lao sinh dục nữ nói chung ngày nay là bệnh có khả năng điều trị khỏi nhưng di chứng do các tổn thương lao gây ra tại đường sinh sản thì thường vĩnh viễn và rất khó chữa để có thể có lại được chức năng sinh sản bình thường.           

  Bác sĩ Đức Minh

Bí tiểu sau sinh

Bí tiểu ở người mẹ sau sinh là một trong những biến chứng thường gặp, nhất là khi sinh ngả âm đạo. Đây là tình trạng rối loạn đường tiểu, biểu hiện chứng mắc đi tiểu nhưng không thể đi được và có cầu bàng quang căng khi khám.

Bí tiểu sau sinh (BTSS) tuy không gây nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu về vận động và cảm giác cho người mẹ. Tần suất mắc bệnh khoảng 13,5%. Cần hiểu rõ tình trạng bệnh cảnh BTSS để có biện pháp phòng tránh cũng như điều trị tích cực giúp cho người mẹ giải phóng được những điều khó chịu.

 Người mẹ sau sinh nên vận động sớm, uống nhiều nước... để tránh bí tiểu
Nguyên nhân

Trong chuyển dạ sinh, khi ngôi thai xuống thấp, thường là đầu thai nhi đè vào cổ bàng quang hay niệu đạo gây ứ đọng nước tiểu làm bàng quang căng giãn, khi giãn nhiều làm mất trương lực, làm co thắt cơ cổ bàng quang. Ngoài ra, trường hợp trong lúc sinh phải cắt tầng sinh môn để giúp cho đầu thai nhi sổ ra được dễ dàng, sau sinh phải may lại chỗ cắt chỗ may sưng nề làm cho người mẹ khi đi tiểu không dám rặn tiểu vì đau. Sau khi sinh, bàng quang không nhạy cảm với kích thích khi nước tiểu đầy gây bí tiểu. Ngoài ra khi bí tiểu, động tác thông tiểu nhiều lần gây viêm bàng quang, làm cho triệu chứng bí tiểu thể hiện rõ.

Biểu hiện lâm sàng

Sau sinh khoảng 3 - 4 giờ trở đi, người mẹ có cảm giác mắc đi tiểu nhưng không thể nào đi tiểu được. Khám lâm sàng thấy bụng mềm, vùng dưới rốn ngoài khối cầu an toàn đó là khối tử cung co hồi tốt, xuất hiện một khối cầu khác đó là cầu bàng quang, ấn vào cảm giác căng tức. Sau khi được hướng dẫn tập đi tiểu như ngồi theo tư thế tự nhiên, đắp ấm trên bụng vùng dưới rốn và mở vòi nước cho chảy từ từ. Nhưng kết quả người mẹ cũng không tự đi tiểu được. Cảm giác ngày càng căng tức và khó chịu.

Biện pháp điều trị

Cần giải quyết tình trạng BTSS với bốn nguyên tắc sau: tập đi tiểu để tạo lại phản xạ đi tiểu, dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng, dùng thuốc kháng viêm chống phù nề chèn ép vào cổ bàng quang và nguyên tắc sau cùng hỗ trợ tăng cường trương lực bàng quang giúp khả năng co bóp bàng quang trở lại bình thường.

Tập đi tiểu để tạo lại phản xạ đi tiểu bằng cách đặt sonde tiểu lưu, tháo kẹp mỗi 4 giờ một lần, khi tháo nước tiểu, người mẹ tự rặn tiểu qua sonde. Kết hợp chườm ấm vùng bụng dưới rốn, uống nhiều nước. Thời gian đặt sonde tiểu lưu kéo dài 3 - 4 ngày. Thuốc dùng kháng sinh phổ rộng như cephalexin, doncef, augmentin, dùng bằng đường uống, dùng liên tục trung bình 7 ngày. Thuốc chống phù nề alphachymotrypsin, buscopan…

Thuốc dùng hỗ trợ tăng cường trương lực và co bóp bàng quang bằng thuốc prostigmin hay xatral dùng 4 - 5 ngày. Ngoài ra kết hợp các thuốc vitamin B1, vitamin B6 và vitamin B12 nhằm tăng sức khỏe.

Cách phòng tránh

Khuyến khích người mẹ sau sinh vận động sớm, tự đi tiểu không nên lo sợ đau đớn đối với vết may tầng sinh môn, tập rặn tiểu bình thường theo tư thế tiểu tự nhiên. Uống nhiều nước, không nên nín tiểu, vệ sinh vùng âm hộ sạch sẽ bằng nước rửa vệ sinh phụ khoa như gynofar, lactacyd FH. Luôn luôn giữ khô vùng âm hộ, tránh nhiễm trùng vết may tầng sinh môn. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp phục hồi sức khỏe sau sinh, cũng như cung cấp sữa mẹ cho con bú được đầy đu

BS.CKII. NGUYỄN HỮU THUẬN

Những thực phẩm tăng nguy cơ sẩy thai

Với nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng theo thai kỳ thì việc thai phụ tăng cường bổ sung thực phẩm là điều cần thiết.

Tuy nhiên, có những thực phẩm mà thai phụ nên tránh vì có thể gây nguy cơ sảy thai. Mai rùa

Mặc dù rất hiệu quả trong việc dưỡng âm và thận nhưng mai rùa lại có nhược điểm là gây sẩy thai. Cua
Chất delicious trong cua bất lợi cho phụ nữ mang thai. Đặc biệt là càng cua, rất dễ gây sẩy thai.

Lúa mạchLà một loại ngũ cốc thường được chế biến thành nhiều thực phẩm dinh dưỡng. Tuy nhiên lúa mạch có tác dụng kích thích cơ trơn tử cung, dễ thúc đẩy cơn co tử cung và do đó có khả năng gây sẩy thai. Nha đamPhụ nữ mang thai uống nước ép nha đam, dẫn đến xuất huyết vùng chậu và thậm chí gây ra sẩy thai.

Gia vịCác gia vị thường gặp có tiểu hồi hương, bát giác, hạt tiêu, ngũ vị hương… Thai phụ nếu ăn nhiều loại gia vị này dễ tiêu hao lượng nước trong đường ruột, làm cho đường ruột giảm bài tiết, gây ra khô đường ruột và táo bón. Ngoài ra thai phụ còn nên tránh ăn nhiều mỳ chính. Thành phần chủ yếu của mỳ chính là sodium glutamate, chất kẽm trong máu sau khi kết hợp với chất này thì sẽ đẩy ra ngoài qua đường tiểu tiện. Nếu ăn quá nhiều mỳ chính sẽ làm tiêu hao đại lượng kẽm, gây ra thiếu kẽm trong cơ thể thai phụ. Kẽm là một “vật phẩm” cần thiết cho sự phát triển và sinh trưởng của thai nhi, vì vậy phụ nữ có thai nên hạn chế ăn mỳ chính.
Cây sơn traSơn tra có vị chua ngọt vừa miệng, ăn vào giúp tiêu hóa, là một loại thực phẩm rất được các chị em ưa chuộng, đặc biệt là trong thời gian bầu bí thì lại càng thích ăn.Chuyên gia y học chỉ ra rằng, mặc dù sơn tra rất tốt nhưng phụ nữ có thai không nên ăn nhiều vì trong sơn tra có chứa một số thành phần có thể kích thích cơ tử cung co bóp, dễ gây ra sẩy thai. Đặc biệt là những người trước đây đã có tiền lệ bị sẩy thai, trong thời gian này cũng không nên ăn sơn tra để đề phòng bất trắc.Thực phẩm chứa nhiều vitamin AĐiều quan trọng là để tránh vitamin A trong thời kỳ mang thai bởi vì nó có thể gây thiệt hại cho phôi thai. Thực phẩm có chứa lượng lớn vitamin A (như gan...) thai phụ nên hạn chế ăn.Ngoài ra patê cũng không nên ăn nhiều vì nguy cơ có thể lây truyền các bệnh truyền nhiễm như vi khuẩn Listeria.

Theo Eva

Chữa bệnh trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh.

Những phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh thường kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại và bản thân mình là người mẹ xấu.

Trầm cảm sau sinh có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài. Bệnh có thể điều trị và trong một số trường hợp có thể dự phòng.Trầm cảm sau sinh thể nhẹ ảnh hưởng đến bản thân người mẹ về thể chất là sụt cân, suy dinh dưỡng; về tinh thần là suy nhược thần kinh, hoang tưởng, hành vi nguy hiểm. Khi đó, chồng và con không được chăm sóc tốt. Gia đình không được vui vẻ. Ở thể nặng, người bị trầm cảm sau sinh có ý nghĩ hay hành vi tự tử (41.2%). Một số người rối loạn tâm thần, luôn có cảm giác bị hại nên tìm cách trả thù hay đối phó. Có những bà mẹ nghĩ con mình bị ma quỉ nhập nên tìm cách trừ tà, như vậy rất nguy hiểm đến tính mạng của bé. Ngay cả những người thân khác trong gia đình cũng vậy, có khi bà mẹ mang dao đâm người thân chỉ vì hoang tưởng bị hại.Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh- Sau khi sinh, việc giảm đột ngột estrogen và progestrogen góp phần gây nên. Hoóc môn tuyến giáp giảm nhanh chóng gây ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm. - Thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc.- Mâu thuẫn gia đình, vấn đề tài chính, thiếu sự giúp đỡ của người thân.- Khó khăn trong việc chăm sóc bé. Nhiều bà mẹ cảm thấy căng thẳng, mất ngủ, lo lắng về khả năng chăm sóc bé. Từ đó cảm thấy mất hứng thú sống và mất kiểm soát cuộc sống bản thân.- Yếu tố di truyền: trong gia đình có người bị trầm cảm (mẹ, chị, cha) thì nguy cơ mắc bệnh cao.

Chữa bệnh trầm cảm sau sinh - 1 

Sự giúp đỡ của người thân có thể giúp cho người mẹ bị trầm cảm phục hồi nhanh chóng. (ảnh minh họa)

Điều trịHỗ trợ từ người thân: Bạn bè và gia đình cần chắc chắn rằng người mẹ bị trầm cảm đang được bác sĩ chỉ định điều trị. Nếu đơn thuốc không thích hợp thì phải động viên bệnh nhân trở lại bác sĩ và yêu cầu thay đổi đơn thuốc. Gia đình nên hiểu rằng bệnh đang ở giai đoạn tạm thời và sự giúp đỡ của họ có thể giúp cho người mẹ phục hồi nhanh chóng.Đừng quên rằng người mẹ không được khỏe và đừng quấy rầy. Hãy cố gắng đối xử với người bệnh như một căn bệnh bình thường. Khi người bệnh không được khỏe thì hãy để người bệnh nghỉ ngơi nhiều hơn, còn khi khỏe thì người bệnh có thể làm bất cứ việc gì theo ý thích.Hãy nhớ rằng trầm cảm không phải là một dấu hiệu của bệnh. Thường thì một người mẹ trầm cảm không thích sự cô độc, do vậy hãy cố gắng sắp xếp để lúc nào cũng có một người mà người bệnh có thể tin tưởng ở bên cạnh.Điều trị bằng thuốc: Khi người mẹ nghĩ rằng mình bị trầm cảm sau sinh thì nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt, nếu không thể được thì mời bác sĩ đến nhà. Cố gắng báo với bác sĩ về tất cả các triệu chứng gây khó chịu, điều này sẽ giúp cho thầy thuốc chẩn đoán chính xác về bệnh hơn.Thuốc được kê toa thông thường hoặc là thuốc an thần hoặc là thuốc chống trầm cảm. Nhiều phụ nữ nhận thấy rằng thuốc an thần không hiệu quả và quay trở lại bác sĩ yêu cầu đổi thuốc.Với thuốc chống trầm cảm thì người bệnh có cảm giác khô miệng và buồn ngủ. Nếu dùng thuốc làm người bệnh cảm thấy khó chịu hơn thì nên đến bác sĩ đổi thuốc, nếu bạn dừng thuốc trong vài tuần mà không hiệu quả thì cũng nên đến bác sĩ thay đổi thuốc khác mạnh hơn hoặc tăng liều.Bên cạnh việc dùng thuốc thì điều quan trọng là phải duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, vitamin B6 hoặc vitamin tổng hợp nên được dùng.Nếu thuốc thích hợp với bạn thì đừng nên rút ngắn thời gian điều trị bởi vì trầm cảm cần thời gian điều trị kéo dài để được phục hồi hoàn toàn. Nếu sau khi ngưng thuốc mà các triệu chứng tái phát thì đừng nên thất vọng mà nên đến bác sĩ tư vấn thêm.Thông thường bác sĩ sẽ tiếp tục điều trị với thuốc trước đó. Sau đó nếu có hiệu quả thì giảm liều dần, và điều này dự phòng được việc tái phát bệnh.

 

Theo TS. BS Lê Thị Thu Hà/Bác sĩ gia đình

Lợi ích kép

Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) là phương pháp nuôi dưỡng tự nhiên có nghĩa là trẻ được bú trực tiếp từ vú mẹ hoặc từ các bà mẹ khác hoặc sữa mẹ được vắt ra.

Sữa mẹ được sản xuất từ vú trong những tháng cuối của thai kỳ. Sữa tiết ra trong vài ngày đầu sau đẻ gọi là sữa non. Sữa non có màu hơi vàng sánh đặc có nhiều protein, vitamin A và các thành phần miễn dịch. Sữa non có tác dụng xổ nhẹ đào thải phân su, giảm mức độ vàng da, có yếu tố tăng trưởng biểu bì giúp cho ruột trưởng thành phòng chống dị ứng, không dung nạp thức ăn khác. Sau giai đoạn sữa non là sữa trưởng thành. Sữa này gồm sữa đầu bữa bú và sữa cuối bữa bú. Sữa đầu bữa có màu hơi xanh cung cấp nhiều nước và các chất dinh dưỡng. Sữa cuối bữa có màu hơi trắng vì chứa nhiều chất béo và cấp nhiều năng lượng.

Sữa mẹ và sức khỏe của con

Sữa mẹ đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng để trẻ tăng trưởng và phát triển, nhất là trong 6 tháng đầu đời do thành phần các chất trong sữa mẹ dễ tiêu hóa hấp thu, phù hợp với bộ máy tiêu hóa, chức năng đào thải của thận giúp cho quá trình tăng trưởng, hoàn thiện não bộ, võng mạc, mạch máu, phòng chống suy dinh dưỡng thiếu vi chất và bảo vệ cơ thể chống ôxy hóa. Sữa mẹ còn có tác dụng phòng chống thừa cân, béo phì. Một số cơ chế về sinh vật học đã giải thích là do trẻ bú mẹ có thể tự điều chỉnh năng lượng đưa vào, kiểm soát được số lượng sữa trẻ cần để đáp ứng nhu cầu khi đói, thông thường khi trẻ bú no thì tự nhả vú ra. Trái lại, ở trẻ bú bình khó kiểm soát lượng sữa theo nhu cầu, trẻ thường kết thúc bữa ăn theo lượng định sẵn. Hơn nữa, nồng độ insulin máu ở trẻ bú mẹ thấp hơn trẻ ăn sữa bò, giảm được sự tích mỡ. Sữa mẹ còn chứa nội tiết leptin, ghrelin, IGF-1 tham gia điều chỉnh ăn uống, cân bằng năng lượng bảo vệ cho trẻ không tăng cân quá mức nhất là trong hai năm đầu đời và giảm nguy cơ béo phì, đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp... khi trưởng thành.

Trẻ bú mẹ thường phát triển tốt nhận thức, trí thông minh hơn trẻ không được bú mẹ do thành phần axít béo không no nhiều nối đôi (DHA, ARA) có nhiều trong sữa mẹ

 Trẻ được bú mẹ thường phát triển tốt về thể chất và trí tuệ.

Nuôi con bằng sữa mẹ và

sức khỏe của mẹ

Nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã chứng minh NCBSM không những có lợi cho sức khỏe của con mà còn bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ trước mắt và lâu dài. Cho con bú giảm được nguy cơ băng huyết, thiếu máu sau sinh; giúp cho mẹ và trẻ hình thành sự gắn bó tình cảm mẹ con, giảm sự lo âu, trầm cảm sau sinh; giảm nguy cơ ung thư vú, buồng trứng, loãng xương khi về già; bà mẹ cho con bú sẽ nhanh chóng hồi phục cân nặng, vóc dáng ban đầu; NCBSM là một trong những biện pháp tránh thai an toàn và đạt hiệu quả cao nhất là giai đoạn bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

Nuôi con bằng sữa mẹ với lợi ích cộng đồng

Bảo vệ môi trường, không có rác thải; giảm chi phí kinh tế cho gia đình và ngân sách quốc gia. Sữa mẹ không mất tiền mua, không phải nhập khẩu hoặc sản xuất sữa hộp thay thế sữa mẹ; NCBSM bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, giảm được chi phí về dịch vụ y tế.

Các biện pháp tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ

Mặc dù tính ưu việt của sữa mẹ và lợi ích của NCBSM đã được khẳng định nhưng thực tế cho thấy việc thực hiện NCBSM còn hạn chế. Báo cáo của Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng cho thấy, hiện có khoảng 60-70% trẻ được bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ và chỉ có 19,6% trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tỷ lệ trẻ bú chai có xu hướng tăng dần từ 12% (2002) lên 22% (2006). Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến NCBSM, trước hết phải kể đến tập tục của các bà mẹ sau đẻ thường cho trẻ uống nước đường, mật ong... trước bữa bú đầu tiên hoặc cho trẻ ăn bổ sung sớm từ 2-3 tháng tuổi. Điều đó đã làm giảm tiết sữa, cản trở trẻ bú mẹ và ảnh hưởng đến việc thực hiện NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Bên cạnh đó, kiến thức thực hành của bà mẹ còn nhiều bất cập nhất là khi mẹ đi làm không về cho con bú, không vắt sữa để duy trì nguồn sữa mẹ cho nên trẻ thường phải cai sữa sớm, khó tiếp tục bú mẹ kéo dài đến 2 năm. Một số yếu tố ảnh hưởng không kém phần quan trọng là cán bộ y tế thiếu sự hỗ trợ tư vấn, xây dựng niềm tin cho bà mẹ do thiếu thời gian hoặc kỹ năng tư vấn NCBSM còn hạn chế. Việc quảng cáo thái quá của một số công ty sữa có ảnh hưởng đến truyền thống NCBSM và niềm tin của bà mẹ...

 

Trẻ bú mẹ có thể giảm được nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm phổi, viêm tai...) và các bệnh dị ứng, chàm, hen suyễn do trong sữa mẹ có các globulin miễn dịch (IgA, IgG...), các yếu tố chống nhiễm khuẩn (lactoferrin, lysozym...), các tế bào bạch cầu (lympho bào, đại thực bào) và các yếu tố kích thích sự phát triển vi khuẩn có lợi lactobacillus (yếu tố bifidus, oligosaccharides...)

Bú mẹ cũng làm giảm tử vong của trẻ em. Báo cáo toàn cầu (2003) về tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi cho thấy trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu với ăn bổ sung hợp lý thì hằng năm có thể giảm tử vong 13%. Đây là một biện pháp can thiệp giảm tử vong ở trẻ nhỏ có hiệu quả nhất. Một số nghiên cứu phát hiện thấy bú mẹ làm giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ trong năm đầu đời.

 PGS. Đào Ngọc Diễn

Món ăn dành cho thai phụ bị thiếu máu

(suckhoedoisong.vn) - Khi mang thai, cơ thể người mẹ phải cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi đặc biệt là sắt nên các tạng phủ như gan, lách, vị... đều bị hư tổn dẫn đến khí huyết không đủ nuôi dưỡng hoặc khả năng biến đổi chất bị suy yếu. Thai phụ bị thiếu máu thường có biểu hiện mệt mỏi yếu sức, rụng tóc, móng tay móng chân và niêm mạc miệng môi mắt nhợt nhạt, trường hợp nặng sắc mặt trắng xanh, phù nhẹ, mất sức, đầu váng tai ù, tim hoảng hốt, hụt hơi, ăn kém, bụng đầy, rối loạn đại tiện lúc táo lúc lỏng.Xin giới thiệu một số món ăn bổ dưỡng phòng chữa thiếu máu khi mang thai, chị em có thể tham khảo.

Canh mộc nhĩ: mộc nhĩ đen 15g, hồng táo 20 quả, thịt lợn nạc 100g, mắm muối vừa đủ. Mộc nhĩ đen ngâm nước nóng, rửa sạch thái nhỏ, hồng táo bỏ hạt, thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ ướp mắm muối xào chín. Tất cả cho vào nồi thêm 200ml nước đun sôi tới khi canh chín. Ăn ngày 1 lần lúc đói. Cần ăn liền 5 - 7 ngày.

Canh cà chua: cà chua ngon 300g, trứng gà 3 quả, tim lợn 100g, bột ngọt, gia vị vừa đủ. Cà chua rửa sạch, bỏ hạt thái miếng. Tim lợn rửa sạch thái chỉ ướp gia vị xào chín, cho cà chua vào xào tiếp với tim, thêm nước vừa đủ, đun canh cho sôi rồi đập trứng gà, bột ngọt vào đảo đều, canh sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần lúc đói. Cần ăn liền 7 - 10 ngày.

 Canh long nhãn, táo tàu, mật ong.

Long nhãn hấp:

long nhãn 15g, táo tàu 5 quả, mật ong 1 thìa canh, gừng 1 lát mỏng. Táo tàu bỏ hạt, gừng giã nhỏ. Cho tất cả vào bát to, trộn đều hấp cách thủy, khi chín ăn ngày 1 lần lúc đói. Cần ăn khoảng 15 ngày.

Cá hấp: cá quả 1 khúc khoảng 200g, cà chua 200g, củ cải trắng 100g, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào bát to thêm bột gia vị và bột ngọt, đem hấp cách thủy. Khi cá chín còn nóng ăn ngày 1 lần lúc đói. Cần ăn liền 10 ngày.

Thịt thỏ hầm:

thịt thỏ 250g, hồng táo 10 quả, cà rốt 50g, đậu xanh 50g, hạt sen 50g, mắm muối vừa đủ. Thịt thỏ rửa sạch chặt miếng ướp mắm muối xào chín. Hồng táo bỏ hạt, cà rốt nạo vỏ thái miếng, đậu xanh, hạt sen xay giập. Tất cả hầm nhừ, chia ăn 2 lần trong ngày lúc đói. Ăn liền 10 ngày.

Xương sống lợn hầm: xương sống lợn 500g, ngó sen 200g, cải xoong 150g, mắm muối vừa đủ. Xương sống lợn chọn phần còn tủy, chặt vừa miếng ướp mắm muối xào chín, hầm nhừ. Ngó sen rửa sạch thái chỉ. Cải xoong rửa sạch cắt đoạn. Khi xương đã nhừ cho ngó sen, cải xoong vào đảo đều, ngó sen và cải chín là được. Ăn ngày 1 lần. Ăn liền 10 ngày.

Cháo cá quả: cá quả 1 con khoảng 300g, hạt sen 50g, gạo nếp 50g, gạo tẻ 100g, bột ngọt, gia vị, hạt tiêu vừa đủ. Cá quả làm sạch bỏ vảy, nội tạng, đem hấp cách thủy, khi chín gỡ lấy thịt nạc, ướp bột ngọt, bột gia vị, hạt tiêu. Hạt sen, gạo nếp, gạo tẻ xay thành bột. Xương cá đem giã nhỏ lọc lấy nước, cho bột gạo vào quấy đều đun nhỏ lửa. Cháo chín cho thịt cá vào đảo nhẹ, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần lúc đói. Ăn liền 10 ngày.   

Lương y Đình Thuấn

Vô sinh ở phụ nữ: Có thể do chất lượng trứng

 Chất lượng trứng là điều kiện để trứng phát triển thành phôi sau khi được thụ tinh. Chất lượng trứng không tốt là nguyên nhân phổ biến dẫn tới vô sinh ở phụ nữ. 

Gọi là trứng “kém chất lượng” khi nào?

Tất cả phụ nữ có một số hữu hạn trứng trong cơ thể. Khi rụng trứng có thể sẽ được thụ thai để hình thành thai nhi. Nhiều người cho rằng, tất cả những vấn đề liên quan đến việc thụ thai là do số lượng trứng, miễn là chị em có nhiều trứng thì khả năng mang thai càng cao. Sự thật lại không hẳn vậy. Số lượng trứng không thành vấn đề, mà vấn đề ở chỗ chất lượng của trứng.

Chất lượng trứng là điều kiện để trứng phát triển thành phôi sau khi được thụ tinh. Một quả trứng “khỏe mạnh” cần phải có các nhiễm sắc thể và khả năng kết hợp các nhiễm sắc thể với tinh trùng. Một số trứng không có đúng các nhiễm sắc thể cần thiết nên không thể thụ tinh với tinh trùng để hình thành thai nhi.

Nguyên nhân làm cho trứng kém chất lượng…

Các vấn đề sức khỏe như đang phải xạ trị và hóa trị liệu, lạc nội mạc tử cung… hoặc do di truyền là nguyên nhân làm cho buồng trứng kém chất lượng. Ngoài ra, chất lượng trứng bị ảnh hưởng bởi tuổi tác của bạn. Ở độ tuổi 20 và đầu 30, chị em cần sẵn có một số lượng lớn trứng chất lượng tốt để thụ tinh. Tuy nhiên, vì lý do tuổi tác mà trứng sẽ bắt đầu giảm chất lượng cũng như số lượng. Ở trong độ tuổi cuối 30 hoặc đầu 40, có thể số lượng trứng kém chất lượng sẽ nhiều hơn so với trứng có chất lượng tốt.

… và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như thế nào?

Chất lượng trứng có tác động rất lớn về khả năng sinh sản của chị em. Nếu chị em có trứng kém chất lượng, khả năng mang thai và tránh thai sẽ khó thành công hơn. Phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 25 có 40% cơ hội thụ thai mỗi chu kỳ, còn với phụ nữ trên 40 tuổi thì tỉ lệ này chỉ còn 25%. Điều này là do phụ nữ lớn tuổi có xu hướng có ít trứng hơn và chất lượng trứng cũng kém đi.

Trứng chất lượng thấp có thể là một trong những nguyên nhân chính gây vô sinh vì những lý do sau: Thứ nhất, trứng kém chất lượng có thể làm cho việc thụ thai một đứa trẻ rất khó khăn. Nếu một em bé được hình thành từ một quả trứng kém chất lượng, thai kì có thể phát triển không tốt hoặc không giữ được em bé trong vài tuần đầu tiên. Thứ hai, nhiều trứng kém chất lượng và khi đã được thụ tinh cấy ghép vào tử cung. Việc cấy ghép không có gì là sai nhưng chỉ đơn giản là trứng không đủ sức khỏe để phát triển và phân chia, dẫn đến sảy thai.

Kiểm tra chất lượng trứng

Để có một sức khỏe sinh sản tốt, điều quan trọng là chị em cần phải chăm sóc sức khỏe của mình thường xuyên, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Đi khám sản phụ khoa sẽ giúp chị em biết chắc chắn rằng trứng của mình có khỏe mạnh và có chất lượng tốt hay không. Những phụ nữ đang điều trị vô sinh và trên 37 tuổi thường được kiểm tra chất lượng trứng.

BS. Bùi Thị Phương

Mẹ có HIV có nên cho con bú?

Hiện nay, nhiều bà mẹ mang thai khi biết mình nhiễm HIV vẫn muốn sinh con. Vậy phụ nữ nhiễm HIV nên cho con bú sữa mẹ hay cho ăn sữa thay thế?

Bà mẹ có HIV có nên nuôi con bằng sữa mẹ?

Dù với nồng độ không cao nhưng HIV cũng có trong sữa mẹ nên nó có thể lây nhiễm cho trẻ khi bú sữa người mẹ nhiễm HIV. Khi trẻ bú mẹ, HIV từ sữa mẹ có thể xâm nhập qua niêm mạc miệng, lưỡi, lợi của đứa trẻ và lây nhiễm cho trẻ này, nhất là trong trường hợp trẻ có các viêm nhiễm trong khoang miệng. Hoặc trong trường hợp vú mẹ có viêm nhiễm, có vết nứt hay khi trẻ mọc răng cắn gây chảy máu thì HIV còn có thể theo máu vào miệng trẻ, xâm nhập qua niêm mạc trong khoang miệng và gây nhiễm HIV cho trẻ. Khoảng 20-30% số trẻ em bị nhiễm HIV từ mẹ được cho là bị lây qua bú sữa mẹ, tùy thuộc vào thời gian và cách nuôi con bằng sữa mẹ.

 Tư vấn cho thai phụ có HIV tại Trung tâm phòng chống AIDS Thanh Hóa. Ảnh: Dương Ngọc.

Có nên vừa cho trẻ bú sữa mẹ vừa cho bú sữa ngoài?

Tuyệt đối không cho trẻ vừa bú sữa mẹ vừa cho bú sữa ngoài vì như thế em bé sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm HIV. Việc làm này có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy, phá hoại ruột trẻ và làm virut HIV dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ.

Tuy nhiên, trẻ có thể bị dị ứng với sữa bột với các dấu hiệu mẩn đỏ ở da, tiêu chảy, chướng bụng hoặc táo bón, vì vậy trong vòng 6 tháng đầu, cần tránh cho trẻ dùng những loại sữa đặc có đường, sữa gầy và sữa ít chất béo.

Nếu không có đủ điều kiện để cho em bé bú sữa ngoài hoàn toàn thì chỉ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong vài tháng đầu và cai sữa cho em bé càng sớm càng tốt, cai sữa chậm nhất là khi em bé được 6 tháng tuổi. Sau đó tiếp tục nuôi em bé bằng sữa ngoài.

Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã đưa ra khuyến cáo người mẹ nhiễm HIV không nên cho con bú vì HIV có trong sữa mẹ và có thể truyền sang con khi cho bú. Vì vậy, phụ nữ nhiễm HIV nên nuôi con bằng sữa thay thế. Hiện nay thức ăn thay thế sữa mẹ hiệu quả là sữa bột; không được thay thế sữa mẹ bằng nước hoa quả, nước đường hoặc cháo hay bột.

Bên cạnh đó, trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được theo dõi và xét nghiệm nhằm xác định sớm tình trạng nhiễm HIV, điều trị dự phòng các nhiễm trùng cơ hội.     

 

Với phụ nữ mang thai tốt nhất là xét nghiệm HIV trước 28 tuần tuổi thai (nếu nhiễm HIV sẽ được chăm sóc và điều trị kịp thời dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con). Hiện phụ nữ mang thai được tư vấn và làm xét nghiệm miễn phí toàn bộ tại các phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện. Ngoài ra, tại các Trung tâm Y tế các huyện/thành phố đều có cán bộ chuyên trách về công tác phòng chống AIDS, các phụ nữ sẽ được tư vấn về vấn đề này và sẽ được giới thiệu đến các dịch vụ dự phòng lây truyền mẹ con.

  

  Bác sĩ Hồng Nhung

Các bệnh về da trong thời kỳ thai nghén

(suckhoedoisong.vn) - Thời kì mang thai là một trong những giai đoạn có ý nghĩa và hạnh phúc nhất của mỗi một người phụ nữ. Khi bào thai phát triển ở trong tử cung, cơ thể người mẹ cũng trải qua những biến đổi về miễn dịch, nội tiết, mạch máu và biến dưỡng. Chính những sự thay đổi này có thể làm trầm trọng thêm những bệnh lí đã có hoặc khởi phát các bệnh da mới.

Những biến đổi sinh lý của da

Gia tăng mạch máu và lượng máu trong thời kỳ mang thai. Bàn tay đỏ và u máu hình sao thường xảy ra, giãn mạch ở cẳng chân cũng thường thấy là do sự gia tăng áp lực ổ bụng từ bào thai. U máu cũng lớn ra và u hạt sinh mủ thường xảy ra hơn.

Tình trạng tăng sắc tố có thể xảy ra do sự gia tăng lượng hormone kích tạo tế bào hắc tố như oestrogen và progesterone trong thai kỳ. Tăng sắc tố này thường biểu hiện là những đường đen dưới rốn, sinh dục và quầng vú. Tàn nhang và nốt ruồi cũng  có thể đậm hơn nhưng sẽ phai dần sau khi sinh. Nám da có thể xuất hiện hoặc nặng lên trong thai kỳ cũng như trong thời kỳ hậu sản.

Những vết rạn da xuất hiện trong thai kỳ thường là những dải teo da màu hồng ở bụng, ở đùi và đôi lúc ở vú. Chúng sẽ phai dần sau khi sinh trở thành những đường teo da nhạt màu. Những yếu tố hormone như hormone vỏ tuyến thượng thận và oestrogen cùng làm gia tăng sức nén ở mô liên kết, sự căng phồng những phần khác của cơ thể có thể góp phần hình thành vết rạn.

Những biến đổi khác thường thấy trong thai kỳ bao gồm sẩn ngứa thai kỳ, sự gia tăng rụng tóc. Ngoài ra tuyến bã cũng tăng cường hoạt động.

Những bệnh da có sẵn nặng lên trong thai kỳ

Có nhiều bệnh da sẽ nặng lên trong thai kỳ, các bệnh này được chia làm ba nhóm gồm nhóm những bệnh viêm như viêm da cơ địa, vảy nến; những bệnh nhiễm trùng như lao da, nấm candida; những bệnh tự miễn như bệnh lupus đỏ, bệnh pemphigus, bệnh xơ cứng bì hệ thống; những u ở da như u hắc tố, sẹo lồi, u xơ ở da.

 Khi bào thai phát triển, cơ thể người mẹ cũng trải qua các biến đổi về miễn dịch
Các bệnh da đặc hiệu trong thai kỳ

Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai: Phát ban đa dạng ở phụ nữ mang thai trước đây còn được gọi là những mảng và sẩn phù ngứa ở người mang thai (pruritic urticarial papules and plaques of pregnancy-PUPPP). Bệnh thường xảy ra trong lần mang thai đầu tiên và khởi phát muộn, vào 3 tháng cuối thai kỳ, trung bình ở tuần thứ 35, đôi lúc sau sinh. Bệnh thường khởi phát đột ngột, bắt đầu ở vùng bụng chiếm 90% trường hợp, vài ngày sau có thể lan ra đối xứng hai mông, cánh tay và mu bàn tay. Mặt không bị ảnh hưởng. Thương tổn khởi đầu là những sẩn đỏ có một vòng màu tím bao quanh, số lượng thương tổn gia tăng và dính liền nhau tạo thành những mảng phù đỏ hoặc có hình bia bắn giống như hồng ban đa dạng. Đôi lúc xuất hiện những sẩn huyết thanh. Bệnh kéo dài trung bình trong vòng 6 tuần thường có ngứa vừa đến ngứa dữ dội.

Có thể khẳng định với người mẹ mang thai rằng ngứa sẽ hết nhanh trước hoặc sau khi sinh. Dùng các thuốc chống ngứa tại chỗ như menthol, doxepin hoặc corticoid nhóm V thường mang lại hiệu quả. Dùng prednisone 40mg/ngày khi có ngứa dữ dội. Nhiều trường hợp điều trị thành công với liệu pháp UVB.

Bọng nước dạng pemphigus thời kỳ mang thai

Trước đây còn gọi là mụn rộp thời kỳ mang thai (herpes gestationis). Đây là bệnh bọng nước tự miễn xảy ra 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ hoặc sau sinh. Bệnh có khuynh hướng di truyền... Bệnh có thể xuất hiện đầu tiên trong bất kì lần mang thai nào, nhưng một khi đã xuất hiện thì có khuynh hướng tái lại sớm hơn và nặng hơn trong những lần mang thai tiếp theo. Biểu hiện lâm sàng có thương tổn mụn nước, bọng nước, ngứa, vị trí ưu tiên ở quanh rốn. Bệnh thường thay đổi từ mức độ nhẹ với một vài thương tổn và không có mụn nước đến mức độ nặng với nhiều mụn nước, bọng nước và nhiều mảng sẩn phù tại vùng bụng và các chi, tập trung thành những vòng đa cung ở những vùng da rộng lớn hơn.

 

Bọng nước căng có thể tồn tại trong vài ngày đến hàng tuần, khi vỡ để lại vết chợt lành chậm và không để lại sẹo nhưng có thể gây ra tăng sắc tố sau viêm. Bệnh có thể tái phát nhẹ theo chu kì kinh nguyệt và khi dùng thuốc ngừa thai. Mô bệnh học có những mụn nước ở dưới thượng bì. Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp ở da quanh thương tổn thấy có sự lắng đọng kháng thể IgG và bổ thể C3 thành dải dọc theo vùng màng đáy. Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp huyết thanh người bệnh có thể dương tính với những kháng thể kháng màng đáy.

 Trong những trường hợp nhẹ bệnh có thể đáp ứng với corticoid bôi tại chỗ, có thể uống kháng histamine hoặc không. Tiên lượng tốt nhưng ở những trẻ sinh thiếu tháng có thể mắc bệnh này.

Vảy nến thể mủ ở thời kì mang thai

 Bệnh này từng được gọi là chốc dạng herpes. Biểu hiện lâm sàng và mô bệnh học gần như không thể phân biệt được với vảy nến mủ của von Zumbusch. Bệnh nhân có thể có hoặc không có tiền sử bệnh vảy nến. Bệnh thường xảy ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Biểu hiện lâm sàng bao gồm những dát và mảng đỏ,  bờ có những mụn mủ. Thương tổn hay gặp tại nếp gấp và thân mình. Người bệnh thường có những dấu hiệu đau cấp tính kèm theo sốt và những triệu chứng cơ năng khác.

Xét nghiệm máu có bạch cầu, tốc độ lắng máu tăng cao và giảm canxi máu. Mô bệnh học giống như vảy nến thể mủ với sự tập trung bạch cầu trung tính ở dưới lớp sừng.

Điều trị bằng corticoid toàn thân. Bệnh này thường tái phát vào đầu thai kỳ của những lần mang thai kế tiếp và ngày càng trầm trọng hơn. Thai chết lưu và suy thai đôi lúc cũng xảy ra.

Sẩn ngứa thai kì

Hiện nay sẩn ngứa thai kì được phân vào nhóm phát ban cơ địa ở giai đoạn mang thai. Bệnh thường  xảy ra ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ bao gồm những sẩn đỏ, những vết xước ở bụng và mặt duỗi tứ chi. Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp âm tính. Điều trị triệu chứng bằng corticoid tại chỗ và kháng histamine. Thương tổn giảm sau khi sinh và thường không tái phát ở những lần mang thai sau.

Để cho thai kì được an vui và trọn vẹn thai phụ cần hiểu rằng có nhiều biến đổi sinh lý cũng như bệnh lí trong thời kì này. Do vậy nếu phát hiện có những bất thường nào ở da, người bệnh nên đến gặp thầy thuốc chuyên khoa da liễu càng sớm càng tốt để được khám, tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lí, an toàn cho cả mẹ lẫn con.

BS. Hà Nguyên Hào

Thai phụ tăng quá cân, dễ bị biến chứng sản khoa

Một nghiên cứu tại Mỹ được khảo sát trên 23.000 phụ nữ tại 9 quốc gia cho thấy, thai phụ béo phì, có bệnh lý tiểu đường khi mang thai, tăng quá cân trong thai kỳ thì các trẻ sinh ra sẽ nặng cân hơn.

Ngoài ra các bác sĩ cho biết, trẻ sơ sinh nặng cân sẽ dễ bị tổn thương trong lúc sinh, các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo mẹ quá cân và lượng đường trong máu cao thì trẻ sinh ra sẽ có hàm lượng insulin cao hơn trong khi lượng đường trong máu lại thấp.

GS.TS. Boyd Metzger, thuộc Khoa Nội tiết Trường đại học Y Northwestern, đồng thời là nhà vật lý học tại Bệnh viện Northwestern Memorial ở Chicago (Mỹ) cho biết: “Thông điệp mà chúng tôi muốn gửi đến các thai phụ là khi có thai các bạn cần chú ý đến trọng lượng cơ thể, chất dinh dưỡng hấp thu và kế hoạch ăn uống lành mạnh”.

Minh Trường(Theo Reuters, 4/2011)

Thai sản nghỉ 6 tháng

Ngày 16/9, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến khu vực phía Nam về vấn đề tăng thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng trong dự thảo Bộ luật lao động sửa đổi. Ða số đại biểu đến từ nhiều ban ngành liên quan đều đồng tình với điều luật sửa đổi này.

Theo Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nước ta hiện có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi tới gần 32% và là một trong số 20 quốc gia có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cao nhất thế giới. Số liệu của Viện Dinh dưỡng cho thấy, cứ khoảng 5 trẻ dưới 5 tuổi thì 1 trẻ bị thiếu cân thể trung bình hoặc nặng (tỷ lệ 17,5%), cứ 3 trẻ thì 1 trẻ bị thấp còi. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhiều trẻ không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, vì mẹ phải đi làm quá sớm. (Theo quy định hiện hành, thời gian nghỉ thai sản 4 tháng nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường; 5 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân; 6 tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật). Thời gian nghỉ thai sản của người mẹ quá ngắn khiến phần lớn trẻ sơ sinh rơi vào tình trạng “đói sữa mẹ”, hơn nữa sức khoẻ của trẻ sẽ bị ảnh hưởng và nguy cơ mắc bệnh cao nếu trẻ không được bú mẹ hoàn toàn trng 6 tháng đầu.

 Tư vấn chăm sóc trẻ tại Ngày hội “Nuôi con bằng sữa mẹ năm 2011”. Ảnh: TL

Tại hội thảo, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các sở LĐ-TB&XH, các doanh nghiệp đều đồng thuận ý kiến là cần thiết phải tăng thời gian nghỉ thai sản lên 6 tháng cộng cả trước và sau khi sinh. Bởi với những quy định hiện hành, nếu xét về khía cạnh bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em là chưa phù hợp. Hơn nữa, việc nghỉ 4 tháng đã tạo áp lực đối với lao động nữ do không có chỗ gửi con để đi làm. Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong nhiều cuộc khảo sát tại các khu công nghiệp - khu chế xuất, các công nhân nữ luôn chật vật trong việc chăm sóc con do thiếu thời gian, thiếu nhà trẻ. Tổng Liên đoàn đã đề nghị sẽ dùng số tiền còn dư của Quỹ BHXH dành cho thai sản 7 tỷ đồng để xây dựng các trường mẫu giáo, mầm non, tạo điều kiện cho việc gửi trẻ.

Ông Hà Đình Bốn, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết sự thay đổi này nói đến tính ưu việt của chế độ gắn với lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và đây là một chính sách phát triển lâu dài về mặt nguồn nhân lực. Các ý kiến trong hội thảo này sẽ được tổng hợp trình lên Quốc hội vào tháng 10-2011.           

Thu Hà

Các biện pháp tránh thai mới hiện nay

Tác dụng tuyệt vời của sữa non

Sữa non là một chất dịch lỏng, màu vàng, dính. Nó được tiết ra trong 3 - 5 ngày đầu sau khi sinh. Lượng sữa non tiết ra thay đổi tùy theo từng người, thông thường từ khoảng 10 - 100ml/ngày và trung bình là 30ml/ngày. Sự tiết sữa này tăng lên dần dần và đạt tới thành phần của sữa bình thường sau vài ngày.

Sữa non chứa ít lactose, chất béo (có 2g/100ml) và các vitamin tan trong nước hơn sữa bình thường (sữa trưởng thành) nhưng nhiều protein và các vitamin tan trong chất béo hơn bao gồm vitamin A (cao gấp 2 lần sữa trưởng thành), vitamin E và vitamin K. Ngoài ra nó còn có thêm một số chất khoáng như sắt, kẽm… Sắt và kẽm, những dưỡng chất vi lượng thiết yếu quan trọng đối với trẻ sơ sinh, có nồng độ cao trong sữa non.

Trong sữa non còn tập trung cao các tế bào miễn dịch, trong đó có thành phần hòa tan bao gồm immunoglobulin (IgA-IgM-IgG) lysozyme và các enzym khác, lactoferin và cả các thành phần tế bào bao gồm tế bào lympho, bạch cầu hạt trung tính và các tế bào biểu mô; những tế bào này có thể thực bào và tiêu diệt vi khuẩn nhưng chúng cũng có thể điều biến hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh bằng cách sản xuất các cytokin, những chất trung gian miễn dịch hòa tan, chúng có thể kích thích các tế bào miễn dịch ở trẻ sơ sinh ví dụ TGF-beta có thể giảm viêm ở ruột, giảm dị ứng và kích thích sự sản xuất IgA ở ruột. 

 Cho trẻ bú ngay sau khi sinh để tận hưởng nguồn sữa non quý giá.Ảnh: V.Nhi

Nhiều nghiên cứu cho thấy, miễn dịch của người mẹ được truyền sang trẻ sơ sinh qua một cơ chế được gọi là chuyển dời ruột - vú. Với cơ chế này, các kháng thể chống tác nhân gây bệnh mà người đã phơi nhiễm được chuyển vào sữa mẹ, cung cấp sự bảo vệ chống nhiễm khuẩn cho em bé. 

Sữa non còn chứa rất nhiều ganglioside, một nhóm glycosphingolipid quan trọng đối với sự phát triển não, chúng không những cung cấp vật liệu xây dựng cho sự phát triển sớm của não mà còn hoạt động như các thụ thể đích để vi khuẩn dính vào và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch ruột. 

Sữa non đáp ứng đầy đủ các nhu cầu đặc trưng của trẻ mới sinh như thận của trẻ còn non nớt, không thể xử lý một lượng lớn các chất lỏng mà không gây ra các stress về trao đổi chất, sự sản xuất lactaza và các enzym khác ở ruột chỉ vừa mới bắt đầu, các chất chống ôxy hóa đều cần   thiết cho việc bảo vệ chống lại sự phá hoại của các chất ôxy hóa và bệnh xuất huyết. Các immmoglobulin bao bọc lớp nền thành ruột còn non nớt, ngăn chặn sự thâm nhập của vi khuẩn, virut, vật ký sinh và các vi khuẩn gây bệnh khác, đồng thời các yếu tố phát triển kích thích các hệ thống của bản thân đứa trẻ. 

Chính vì những lợi ích to lớn như vậy, cần cho trẻ bú sớm sau sinh. Nếu mẹ sinh thường, có thể cho con bú ngay trong vòng 30 phút đến một giờ sau sinh. Mẹ sinh mổ, thời gian bắt đầu khoảng 6 giờ sau mổ sinh, vì mẹ phải hồi phục sau tác dụng của thuốc gây tê. Thường sau 6 giờ, nếu hậu phẫu ổn, người mẹ được chuyển phòng để nằm cạnh con và tập cho con bú. Con cần nằm cùng giường với mẹ. Sự tiếp xúc mẹ con có tác động tinh thần giúp người mẹ mau xuống sữa.

  Bác sĩ Hồng Nhung

Giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

Thiên chức của người phụ nữ là được làm vợ, làm mẹ. Truyền thống của các bà mẹ Việt Nam đều mong muốn nuôi con bằng chính dòng sữa của mình, đó là một tập quán tốt và đúng khoa học. Trong những năm qua, nhiều thông tin quảng cáo về các chất bổ sung vào sữa làm cho trẻ phát triển, thông minh cùng với nhận thức chưa đúng của một số phụ nữ trẻ, nhiều gia đình có điều kiện đã coi sữa công thức có thể thay thế được sữa mẹ. Việc dùng sữa công thức đã làm cho trẻ từ chối sữa mẹ, khi trẻ đã quen các bà mẹ phải mua cho con, dù giá sữa không hề rẻ, nhất là thời kỳ bão giá như hiện nay. Nhiều bà mẹ than phiền và thực sự khó khăn khi trẻ ốm, trẻ không chịu ăn sữa công thức, trong khi đó sữa mẹ lại không có do việc lạm dụng sữa ngoài. Đồng thời các bà mẹ cũng than phiền đã thay đổi nhiều loại sữa mà tình trạng dinh dưỡng của con không được cải thiện. Sự kỳ vọng vào sữa theo các thông tin quảng cáo đã trở thành sự thất vọng cho các bà mẹ. Các nhà dinh dưỡng khuyên các bà mẹ không có thực phẩm, thức ăn nào thay thế được sữa mẹ vì vậy duy trì và bảo về nguồn sữa mẹ là rất cần thiết và quan trọng.

Vì sao sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ em?

Khi cai sữa cho trẻ cần chú ý:

Không cai sữa quá sớm, khi chưa đủ thức ăn thay thế hoàn toàn sữa mẹ.

Không nên cai sữa vào mùa hè nóng nực, trẻ kém ăn.

Không nên cai sữa đột ngột dễ gây sang chấn tinh thần làm trẻ quấy khóc, biếng ăn.

Không cai sữa khi trẻ bị ốm, nhất là khi bị tiêu chảy vì thức ăn thay thế trẻ chưa thích nghi được càng làm rối loạn tiêu hoá, dễ gây hậu quả suy dinh dưỡng.

Sau khi cai sữa, cần có các chế độ ăn thay thế đảm bảo đủ chất cho trẻ, nhất là chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ...), chất béo (dầu, mỡ) và các loại rau, quả...

Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ.  Bú mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng.

Sữa mẹ chứa nhiều chất kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng cho trẻ, chống các bệnh đường ruột và bệnh nhiễm khuẩn. Trong sữa mẹ có những yếu tố bảo vệ cơ thể trẻ mà không một thức ăn nào có thể thay thế được. Do tác dụng kháng khuẩn của sữa mẹ nên trẻ được bú sữa mẹ sẽ ít mắc bệnh.

Trẻ bú mẹ ít bị dị ứng, eczema như ăn sữa bò.

Cho con bú sữa mẹ sẽ thuận lợi và kinh tế vì không phụ thuộc vào giờ giấc, không cần phải đun nấu, dụng cụ pha chế. Trẻ bú sữa mẹ sẽ kinh tế hơn nhiều vì sữa mẹ không mất tiền mua. Khi người mẹ ăn uống đầy đủ, tinh thần thoải mái sẽ có đủ sữa cho con bú.

Nuôi con bằng sữa mẹ có điều kiện gắn bó mẹ con, người mẹ có nhiều thời gian gần gũi tự nhiên, đó là yếu tố tâm lý quan trọng giúp cho việc phát triển hài hoà của đứa trẻ.

Cho con bú góp phần hạn chế sinh đẻ và giảm tỷ lệ ung thư vú.

Cách cho con bú

Nhiều bà mẹ sau khi sinh chỉ thường cho con bú khi căng sữa, người ta thường quen gọi là xuống sữa, như vậy là không đúng, càng làm sữa xuống chậm và dễ bị mất sữa. Tốt nhất, ngay sau khi sinh trong vòng nửa giờ đầu người mẹ nên cho trẻ bú. Bú càng sớm càng tốt. Vì sữa mẹ tiết ra theo phản xạ, bú sớm có tác dụng kích thích bài tiết sữa sớm. Trẻ được bú sữa non sẽ phòng bệnh được tốt. Trẻ bú có tác dụng co hồi tử cung và cầm máu cho người mẹ sau đẻ.

Số lần cho trẻ bú không gò bó theo giờ giấc mà tuỳ thuộc vào yêu cầu của trẻ. Ban đêm vẫn có thể cho trẻ bú nếu trẻ khóc đòi ăn. Ở những bà mẹ ít sữa, nên cho trẻ bú nhiều để kích thích bài tiết sữa tốt hơn.

Khi cho trẻ bú, người mẹ ở tư thế thoải mái, có thể nằm hoặc ngồi cho bú, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ: miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú để động tác bú được tốt hơn. Thời gian cho bú tuỳ theo đứa trẻ. Cho trẻ bú đến khi trẻ no, tự rời vú mẹ. Sau khi bú xong một bên, nếu trẻ chưa đủ no thì chuyển sang vú bên kia.

Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi trẻ bị bệnh, ngay cả khi trẻ bị tiêu chảy, vẫn tiếp tục cho trẻ bú. Trẻ đẻ non yếu không bú mẹ được, hoặc trường hợp mẹ bị ốm nặng, bị mắc 1 số bệnh không cho trẻ bú được, cần vắt sữa cho trẻ ăn bằng cốc.

Nên cho trẻ bú kéo dài 24 tháng hoặc có thể lâu hơn, không cai sữa cho trẻ trước 12 tháng. Khi trẻ 6 tháng tuổi cần kết hợp cho ăn thức ăn bổ xung theo nguyên tắc từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều.

 Người mẹ cho con bú cần ăn uống đủ chất.
Bảo vệ nguồn sữa mẹ

Muốn có sữa cho con bú thì người mẹ ngay trong thời kỳ có thai cần được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, có chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý, tinh thần thoải mái, giúp người mẹ tăng cân tốt (10-12 kg), đó là nguồn dự trữ mỡ để sản xuất sữa sau khi sinh.

Khi cho con bú, điều trước tiên cần phải quan tâm là người mẹ cần phải ăn đủ, uống đủ, ngủ đủ giấc. Khẩu phần ăn cần cao hơn mức bình thường. Hàng ngày ăn thêm vài bát cơm, một ít thịt, cá, trứng hoặc một ít rau đậu. Nên ăn thêm quả chín để có đủ vitamin. Các món ăn cổ truyền như cháo chân giò gạo nếp, ý dĩ hoặc vừng rang muối giã nhỏ ăn với xôi có tác dụng kích thích bài tiết sữa. Nên hạn chế các thức ăn gia vị như ớt, hành, tỏi vì nó qua sữa gây mùi khó chịu, trẻ dễ bỏ bú.

Khi cho con bú, nên hạn chế dùng thuốc vì một số thuốc có thể qua sữa gây ngộ độc cho trẻ và làm giảm tiết sữa.

Người mẹ cho con bú nên uống nhiều nước nhất là cháo, nước quả, sữa... (mỗi ngày khoảng 1,5 – 2 lít).

Vì sữa mẹ được tiết theo cơ chế phản xạ, cho nên tinh thần của người mẹ phải thoải mái, tự tin tránh những căng thẳng, buồn phiền, lo âu, mất ngủ. Chế độ lao động nghỉ ngơi sau khi sinh đẻ có ảnh hưởng đến bài tiết sữa.

Để phòng chống suy dinh dưỡng và phòng chống bệnh cho trẻ, các bà mẹ cần thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ.   

BS.Nguyễn Văn Tiến

Các nguyên nhân gây đẻ khó

Ngay cả khi người phụ nữ sinh đẻ được bình thường thì sự vất vả, cực nhọc lúc sinh đã được ví như công vượt biển của người đàn ông. Không những thế lại có thêm nhiều nguyên nhân có thể cản trở, làm khó khăn cho cuộc đẻ, nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Các nguyên nhân về phía mẹ

Người mẹ có khung xương chậu hẹp hoặc biến dạng: Khung xương chậu là một cái ống bằng xương mà khi đẻ nhất thiết thai nhi phải đi qua đó. Tạo hóa đã cho người phụ nữ một khung xương hoàn chỉnh, cân đối và thường là đủ rộng để một thai nhi có thể tích trung bình có thể chui qua được dễ dàng. Nếu vì một lý do nào đó, khung xương này bị hẹp (thường là di chứng của bệnh còi xương từ bé, hoặc bị viêm xương khớp, bại liệt…) thai nhi không thể chui qua được.Lúc đó bắt buộc bác sĩ sản khoa phải can thiệp bằng cách mổ lấy thai.

 Ngôi thai bất thường...
Làm sao để biết bà mẹ có khung xương chậu hẹp hoặc biến dạng?

Khung xương chậu hẹp hay gặp ở những bà mẹ nhỏ bé, thấp lùn (chiều cao dưới 1,45m); còn nếu khung xương bị biến dạng thì nhìn hình dáng bên ngoài hoặc quan sát dáng đi cũng có thể nhận biết được. Bác sĩ khi thăm khám cho các bà mẹ mang thai có thể đo khung xương để  có những số liệu đánh giá mức độ hẹp và biến dạng cụ thể.

Nếu người mẹ có bệnh mạn tính như bệnh tim, tăng huyết áp, bị khó thở do hen hay bệnh phổi… khi chuyển dạ không thể tự rặn đẻ. Họ cũng phải được làm các thủ thuật hay phẫu thuật mổ đẻ để tránh tai biến có khi nguy hại đến cả mẹ và con.

 ... và rau tiền đạo là những nguyên nhân gây đẻ khó.
Các nguyên nhân từ phía thai nhi

Thai to: Một thai bình thường của các bà mẹ Việt Nam có cân nặng trung bình trên dưới 3kg. Khi cân nặng thai nhi trên 3,5kg thì phải xếp vào loại thai to. Ngoài ra thai có thể to từng bộ phận như đầu to, vai hoặc bụng to… Cũng như trong trường hợp khung xương chậu bị hẹp, thai không thể chui được bình thường qua đường dưới mà cần phải mổ hoặc làm thủ thuật lấy thai ra để tránh cho dạ con khỏi bị vỡ

Ngôi thai bất thường: Thông thường ngôi thai thuận đẻ dễ dàng là loại ngôi chỏm, ở đó thai nằm xuôi, đầu thai ở phía dưới và cúi tốt cho cằm áp sát vào ngực để chỏm đầu thai dễ dàng chui ra. Những ngôi thai nằm ngang, nằm ngược; những ngôi tuy đầu thai nằm dưới nhưng do cúi không tốt hoặc lại bị ngửa ra sẽ làm cho đầu thai có tư thế không thuận nên không thể chui qua đường sinh dục bà mẹ ra ngoài. Đối với những trường hợp này cũng cần phải có thủ thuật của bác sĩ.

Tình trạng thai suy: Thai nhi có thể đã bị suy trong tử cung ngay từ khi chưa chuyển dạ (suy mạn tính), có thể suy trong quá trình chuyển dạ (suy cấp tính). Khi thai đã bị suy thì cần phải cho ra khỏi tử cung ngay lập tức, càng sớm càng tốt (phần lớn là mổ đẻ) để cứu thai khỏi bị ngạt nặng hoặc tử vong trong hoặc sau khi đẻ.

Các nguyên nhân do phần phụ của thai: Là các thành phần như rau thai, màng thai, dây rốn và nước ối. Những thành phần phụ này đôi khi cũng gây nên tình trạng đẻ khó cho các bà mẹ. Ví dụ như những trường hợp rau bám ở phía dưới dạ con làm cản trở đường ra của thai (gọi là rau tiền đạo), những trường hợp sa dây rốn, ối vỡ sớm, cạn kiệt nước ối…

 Khám thai cho thai phụ tại Bệnh viện Từ Dũ (TP. Hồ Chí Minh)      Ảnh: TTO
Các bất thường xảy ra trong quá trình chuyển dạ

Chuyển dạ kéo dài: Bình thường một cuộc chuyển dạ trung bình kéo dài 15 - 16 giờ, tính từ khi bắt đầu đến lúc cổ tử cung mở hết, bà mẹ được rặn đẻ. Nếu vì một lý do nào đó mà cuộc chuyển dạ kéo dài thì bà mẹ đó cần được bác sĩ can thiệp bằng thuốc hoặc thủ thuật hay phẫu thuật để lấy thai ra.

Các rối loạn cơn co tử cung: Động lực thúc đẩy cuộc chuyển dạ tiến triển và giúp các bà mẹ đẻ được chính là các cơn co tử cung mỗi lúc một mạnh và nhanh hơn. Trường hợp các cơn co quá mạnh, qua nhanh hoặc quá yếu, quá thưa đều gây nên tình trạng đẻ khó cho bà mẹ. Nếu không được theo dõi và phát hiện kịp thời, các cơn co dạ con tăng mạnh có thể dẫn đến suy thai, vỡ tử cung hoặc các cơn co giảm nhiều sẽ đưa đến tình trạng kéo dài quá trình chuyển dạ hoặc bị liệt tử cung sau đẻ.

Các bất thường về mở cổ tử cung: Thai muốn chui được ra ngoài thì cổ tử cung phải mở rộng hết. Nếu trong chuyển dạ, cổ tử cung không mở hoặc mở chỉ đến một mức độ nào đó rồi dừng lại hoặc mở quá chậm cũng gây khó khăn cho các bà mẹ, cần phải có sự can thiệp của các bác sỹ chuyên khoa.

Để phát hiện được các nguyên nhân đẻ khó có thể xảy khi sinh nở, khi có thai các bà mẹ phải được thăm khám thường xuyên, ít nhất cũng phải được 3 lần trong mỗi kỳ thai nghén. Khi đẻ nhất thiết phải có sự phục vụ chăm sóc của nữ hộ sinh hoặc cán bộ y tế đã qua đào tạo về đỡ đẻ. Những trường hợp có nguy cơ trong khi có thai hoặc khi theo dõi chuyển dạ cần phải được chuyển lên bệnh viện để được theo dõi và xử trí kịp thời.  

  Bác sĩ Nguyễn Đức Hải

Mẹ mang thai có rhesus âm

Mỗi người được đặc trưng bằng một nhóm máu, có tất cả 4 nhóm máu: A, B, O và AB. Ngoài ra, còn có một yếu tố của hồng huyết cầu làm phân biệt giữa người này và người khác, đó là yếu tố Rhesus (RH).

Theo thống kê thì có tới 85% con người có Rh dương tính, còn tỉ lệ người có nhóm máu hiếm (Rh âm tính) ở Việt Nam rất thấp (khoảng 0,04%). Người phụ nữ có Rh âm tính vẫn có khả năng sinh con bình thường chứ không phải vô sinh. Tuy nhiên, nếu người chồng có Rh dương tính thì đứa bé sinh ra có thể là Rh dương tính (hoặc âm tính) và từ đứa bé thứ hai trở đi nếu bé là Rh dương tính thì khi sinh ra sẽ gặp nguy hiểm vì lúc đứa bé sinh ra máu của mẹ và của con sẽ tiếp xúc nhau và người mẹ có Rh âm tính sẽ tạo ra kháng thể chống lại yếu tố Rh dương tính của đứa bé sinh ra sau này và sẽ hủy hoại các hồng cầu của bé và gây ra thiếu máu trầm trọng, vàng da nặng cho bé, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Hậu quả của sự bất đồng Rh trong thai kỳ

Nếu máu thai nhi là Rh dương, máu mẹ là Rh âm thì máu mẹ có thể tạo ra kháng thể kháng Rh. Kháng thể này có thể đi vào lại bánh nhau, đến máu thai nhi gắn lên hồng cầu của thai nhi gây nên hiện tượng tán huyết.

Hầu như trẻ sinh ra lần đầu tiên là bình thường vì hồng cầu của thai nhi mới đi qua máu mẹ vào thời điểm lúc sinh. Khi đó, trẻ được tách khỏi tuần hoàn của mẹ.

Đối với thai nhi thứ hai, có Rh dương, khi đó sẽ gây hiện tượng miễn dịch mạnh hơn, dẫn đến bất đồng nhóm máu Rh cho thai thứ hai.

Nhưng trường hợp mẹ bị Rh âm, trước đây có nhận máu của người Rh dương, hoặc đã từng nạo thai, thai ngoài tử cung, sảy thai, hoặc có can thiệp thủ thuật hoặc yếu tố nào đó gây xuất huyết qua bánh nhau rộng đều có nguy cơ dẫn đến trao đổi máu mẹ - thai mà thai có Rh dương thì thai đầu tiên cũng có bất đồng nhóm máu Rh nặng.

Tiêm phòng cho mẹ để dự phòng tán huyết

Khi người mẹ có thai mà Rh âm, cần xét nghiệm thêm người cha bé, nếu người cha bé có cùng Rh âm, người mẹ không cần tiêm anti – D immunoglobulin. Nếu cha bé có Rh dương hoặc không xác định được nhóm máu của người cha, thì người mẹ cần làm thêm xét nghiệm máu về kháng thể anti - D. Nếu người mẹ có kháng thể anti - D, mẹ cần theo dõi sát trong thai kỳ. Đến khi chuyển dạ sinh, bé được sinh ra, bé cần được gởi đến khoa dưỡng nhi để đề phòng thiếu máu tán huyết cho bé. Trường hợp người mẹ mang thai có Rh âm và không có kháng thể anti - D, nên được tiêm dự phòng anti - D immunoglobulin.

Cụ thể, trước tuần lễ 28 thai kỳ, không xử trí gì khác ngoài việc khám thai theo quy trình và sự hướng dẫn của bác sĩ sản khoa. Thai kỳ ở tuần lễ 28, tiêm một liều anti - D, tiêm bắp 1.000UI (200 microgram) hay 1.250UI (250 microgram). Đến khi thai được 34 tuần tuổi, tiêm nhắc lại một liều. Khi người mẹ sinh bé ra, 2 giờ đầu cần làm xét nghiệm máu mẹ để định lượng hồng cầu thai nhi trong tuần hoàn mẹ, với tên gọi xét nghiệm Kleihauer, lấy máu mẹ trước khi tiêm anti - D. Sau đó, trong vòng 72 giờ tiêm nhắc lại một liều cho mẹ khi xét nghiệm máu bé có Rh dương.

Dự phòng cho mẹ trong cuộc sinh và chuẩn bị máu hiếm

Trong cuộc chuyển dạ, không thể lường trước được tai biến có thể xảy ra hay không. Nếu có băng huyết sau sanh, việc truyền máu khác nhóm, nghĩa là truyền Rh dương cho người có Rh âm, sẽ gây nguy hiểm. Vì vậy, chuẩn bị máu cùng nhóm và cùng yếu tố Rh là điều cần thiết. Người mẹ cần được tư vấn trong lúc khám thai và đặc biệt đến khi chuyển dạ các nguy cơ tai biến băng huyết sau sinh vẫn có thể xảy ra.

Cho người mẹ nhập viện trước ngày dự sinh 2 tuần, để chuẩn bị 2 đơn vị máu hiếm. Kết hợp với ngân hàng máu dự trù máu hiếm.

Chuẩn bị cho bé sau sinh Ngay sau khi bé chào đời, lấy máu rốn của thai nhi, từ những người mẹ có Rh âm, để làm những xét nghiệm nhóm máu ABO - Rh, định lượng hemoglobin, Bilirubin và Test Coombs của bé. Bé sau khi được cắt rốn, tắm và tình trạng ổn định, bé cần được gởi khoa dưỡng nhi để đề phòng tình trạng thiếu máu tán huyết. Nguyên tắc sau khi bé chào đời, cần được hồi sức ngay tại phòng sinh hay ngay phòng mổ nếu là phải mổ lấy thai.Khi bé ổn định mới được di chuyển về khoa dưỡng nhi.

BS.CKII. NGUYỄN HỮU THUẬN

Bệnh tim và thai sản

Với sự phát triển của khoa học, đa số các bệnh tim hiện nay có thể được chữa một cách hiệu quả để người phụ nữ trở về với thiên chức theo đúng nghĩa của nó. Bản thân các bệnh tim mạch lại có nhiều thể và mức độ nặng nhẹ khác nhau. Với nhiều bệnh tim thể nhẹ (chiếm đa số), việc mang thai hầu như không ảnh hưởng nhiều đến người mẹ. Ngược lại, một số bệnh nhân có bệnh tim nặng, chưa được giải quyết hoặc không thể giải quyết một cách triệt để trước khi mang thai mà vẫn mang thai thì có thể làm tăng nguy cơ tử vong cho cả mẹ và con.  

Quan điểm trước đây cho rằng, khi bạn bị bệnh tim thì không nên lấy chồng. Nếu có lấy chồng thì không nên mang thai và nếu có thai thì không nên đẻ, nếu đẻ thì không nên cho con bú… Vấn đề đặt ra là bản thân người bệnh phải có sự hiểu biết, có kế hoạch và chủ động trong việc sinh đẻ của mình.

Bệnh tim bẩm sinh

Thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch là những bệnh tim bẩm sinh thường gặp nhất. Các bệnh này đều có một lỗ thông ở vách tim (phần cơ ngăn cách tim trái với tim phải). Nếu lỗ thông lớn, máu từ tim trái sẽ đi qua tim phải và được bơm trở lại phổi.

Đa số phụ nữ có bệnh tim bẩm sinh, nhất là những người đã làm phẫu thuật sửa chữa, đều có thể mang thai. Tuy nhiên, loại tổn thương bẩm sinh, mức độ nặng của bệnh, có hay không tăng áp lực động mạch phổi, tiền sử phẫu thuật tim, các bệnh tim hay phổi kèm theo là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tiên lượng. Những phụ nữ bệnh tim bẩm sinh đã có tăng áp lực động mạch phổi không nên mang thai, vì điều đó sẽ làm tăng nguy cơ tử vong của mẹ.

Ở phụ nữ có bệnh tim bẩm sinh, dần dần sẽ có dấu hiệu của suy tim và sẽ nặng lên, làm tăng nguy cơ biến chứng lâu dài ở mẹ.

Nếu bạn đã được chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh, bác sĩ tim mạch sẽ đánh giá tình trạng bệnh tim của bạn khi bạn dự định có thai, và tư vấn về những nguy cơ có thể gặp. Bác sĩ tim mạch cũng sẽ cùng các bác sĩ khác theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và thai trong quá trình mang thai.

Bệnh van tim

Hẹp van động mạch chủ là tình trạng van động mạch chủ (ngăn giữa thất trái và động mạch chủ) bị hẹp hoặc xơ cứng. Cùng với thời gian, các triệu chứng suy tim sẽ xuất hiện hoặc nặng lên, làm tăng nguy cơ biến chứng lâu dài ở mẹ.

Phụ nữ có van động mạch chủ hai lá hoặc các loại hẹp van động mạch chủ khác cần được khám bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch khi dự định mang thai. Đôi khi, cần tiến hành phẫu thuật van tim trước khi mang thai.

Hẹp van hai lá là tình trạng van hai lá (ngăn giữa nhĩ trái và thất trái) bị hẹp. Nguyên nhân thường gặp là thấp tim.

Tăng thể tích máu và tăng nhịp tim khi mang thai sẽ làm nặng triệu chứng của hẹp hai lá. Nhĩ phải có thể giãn rộng, gây tình trạng nhịp tim nhanh không đều gọi là rung nhĩ. Ngoài ra, có thể gặp các triệu chứng suy tim như khó thở, loạn nhịp tim, mệt mỏi, phù. Suy tim sẽ làm tăng nguy cơ cho mẹ. Một số trường hợp cần điều trị thuốc khi mang thai để làm giảm triệu chứng. Phụ nữ có bệnh hẹp van hai lá phải đến khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch khi họ dự định có thai. Đôi khi cần tiến hành phẫu thuật van tim trước khi mang thai.

Sa van hai lá là bệnh phổ biến, thường ít gây triệu chứng và không cần điều trị. Đa số phụ nữ bị sa van hai lá có thể mang thai an toàn. Nếu sa van hai lá gây hở van tim nhiều, cần điều trị trước khi mang thai. Tốt nhất là tuân theo chỉ định của thầy thuốc.

 Phụ nữ bi các bệnh tim mạch cần được tư vấn khi có ý định mang thai.
Bệnh có van tim nhân tạo

Phụ nữ với van tim nhân tạo có thể gặp biến chứng khi mang thai. Người đã mổ thay van nhân tạo phải dùng thuốc chống đông suốt đời, trong khi một số thuốc chống đông có thể gây hại cho thai nhi. Nguy cơ đông máu tăng lên khi mang thai.

Nếu bạn có van tim nhân tạo và đang sử dụng thuốc chống đông, đi khám bác sĩ trước khi mang thai là rất quan trọng. Bạn sẽ được tư vấn về những nguy cơ có thể gặp và lựa chọn thuốc chống đông tối ưu.

Ngoài ra, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc điều trị dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

Rối loạn nhịp tim

Hay gặp nhịp tim bất thường (rối loạn nhịp tim) trong quá trình mang thai. Các rối loạn nhịp có thể được phát hiện lần đầu khi mang thai ở phụ nữ không có bệnh tim, hoặc là hậu quả của bệnh lý tim mạch sẵn có. Hầu hết các trường hợp không biểu hiện triệu chứng và không cần điều trị. Nếu triệu chứng tiến triển, bác sĩ có thể làm một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây rối loạn nhịp.

Bệnh động mạch chủ

Phụ nữ có bệnh lý động mạch chủ, như phình động mạch chủ, giãn động mạch chủ, hoặc bệnh lý mô liên kết như hội chứng Marfan, sẽ tăng nguy cơ biến chứng nặng khi mang thai.

Tăng áp lực động mạch chủ khi mang thai, cũng như trong lúc chuyển dạ và rặn đẻ sẽ làm tăng nguy cơ bóc tách hoặc vỡ động mạch chủ. Đây là những biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh.

Phụ nữ có bệnh động mạch chủ cần đi khám khi dự định có thai. Bác sĩ sẽ nắm được những nguy cơ tiềm ẩn của quá trình mang thai. Điểm quan trọng cần lưu ý là một số bệnh, như hội chứng Marfan, là bệnh di truyền và có thể được truyền từ mẹ sang con. Vì thế cần tham vấn chuyên gia di truyền học.

Bệnh cơ tim chu sản

Bệnh cơ tim chu sản là bệnh lý hiếm gặp, trong đó tình trạng suy tim tiến triển trong tháng cuối của thai kì hoặc trong vòng 5 tháng sau khi đẻ. Nguyên nhân của bệnh còn chưa rõ ràng.

Phụ nữ có bệnh cơ tim chu sản sẽ biểu hiện các triệu chứng của suy tim. Sau khi đẻ, kích thước và chức năng tim trở về bình thường, mặc dù một số người vẫn còn triệu chứng, kèm theo chức năng thất trái giảm. Phụ nữ bệnh cơ tim chu sản sẽ tăng nguy cơ biến chứng trong những lần mang thai tiếp theo.

Tăng huyết áp do thai nghén

Khoảng 6-8% phụ nữ có tăng huyết áp trong khi mang thai. Tăng huyết áp do mang thai liên quan đến tiền sản giật và nhiễm độc thai nghén. Các đặc điểm đặc trưng của nó là tăng huyết áp, phù do ứ nước, và protein niệu. Tăng huyết áp do mang thai có thể nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

Tiếng thổi ở tim

Đôi khi, có thể gặp một tiếng thổi ở tim, như là hệ quả của tình trạng tăng lưu lượng máu khi mang thai gọi là tiếng thổi cơ năng. Nói chung, tiếng thổi này lành tính. Tuy nhiên nó cũng có thể là biểu hiện tổn thương thực thể của van tim. Hãy đi khám bác sĩ để xác định căn nguyên của tiếng thổi này.

Những điểm cần lưu ý khi đã mang thai

Cần có chế độ ăn có lợi cho hệ tim mạch; tập thể dục đều đặn theo lời khuyên của bác sĩ.

Bên cạnh việc khám thai định kỳ, cần đều đặn đến khám chuyên khoa tim mạch và tuân thủ những chỉ dẫn của thầy thuốc. Bác sĩ tim mạch sẽ đánh giá tình trạng bệnh tim của bạn trong suốt quá trình mang thai, phát hiện và xử trí kịp thời các triệu chứng và biến chứng. Đảm bảo bạn sẽ mang thai an toàn và được “mẹ tròn con vuông”.

Một số bệnh lý tim mạch đòi hỏi cả một ê-kip chăm sóc bệnh nhân, gồm bác sĩ sản khoa, bác sĩ tim mạch, bác sĩ gây mê, và bác sĩ nhi. Tùy theo tình trạng bệnh của sản phụ, sẽ có những chế độ theo dõi đặc biệt khi sản phụ chuyển dạ và sinh con.

ThS.BS. Nguyễn Ngọc Quang

Vô sinh ở phụ nữ: Có thể do chất lượng trứng

Chất lượng trứng là điều kiện để trứng phát triển thành phôi sau khi được thụ tinh. Chất lượng trứng không tốt là nguyên nhân phổ biến dẫn tới vô sinh ở phụ nữ. 

Gọi là trứng “kém chất lượng” khi nào?

Tất cả phụ nữ có một số hữu hạn trứng trong cơ thể. Khi rụng trứng có thể sẽ được thụ thai để hình thành thai nhi. Nhiều người cho rằng, tất cả những vấn đề liên quan đến việc thụ thai là do số lượng trứng, miễn là chị em có nhiều trứng thì khả năng mang thai càng cao. Sự thật lại không hẳn vậy. Số lượng trứng không thành vấn đề, mà vấn đề ở chỗ chất lượng của trứng.

Chất lượng trứng là điều kiện để trứng phát triển thành phôi sau khi được thụ tinh. Một quả trứng “khỏe mạnh” cần phải có các nhiễm sắc thể và khả năng kết hợp các nhiễm sắc thể với tinh trùng. Một số trứng không có đúng các nhiễm sắc thể cần thiết nên không thể thụ tinh với tinh trùng để hình thành thai nhi.

 Chất lượng trứng kém có thể gây vô sinh.  Ảnh: TL
Nguyên nhân làm cho trứng kém chất lượng…

Các vấn đề sức khỏe như đang phải xạ trị và hóa trị liệu, lạc nội mạc tử cung… hoặc do di truyền là nguyên nhân làm cho buồng trứng kém chất lượng. Ngoài ra, chất lượng trứng bị ảnh hưởng bởi tuổi tác của bạn. Ở độ tuổi 20 và đầu 30, chị em cần sẵn có một số lượng lớn trứng chất lượng tốt để thụ tinh. Tuy nhiên, vì lý do tuổi tác mà trứng sẽ bắt đầu giảm chất lượng cũng như số lượng. Ở trong độ tuổi cuối 30 hoặc đầu 40, có thể số lượng trứng kém chất lượng sẽ nhiều hơn so với trứng có chất lượng tốt.

… và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như thế nào?

Chất lượng trứng có tác động rất lớn về khả năng sinh sản của chị em. Nếu chị em có trứng kém chất lượng, khả năng mang thai và tránh thai sẽ khó thành công hơn. Phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 25 có 40% cơ hội thụ thai mỗi chu kỳ, còn với phụ nữ trên 40 tuổi thì tỉ lệ này chỉ còn 25%. Điều này là do phụ nữ lớn tuổi có xu hướng có ít trứng hơn và chất lượng trứng cũng kém đi.

 Ảnh minh họa (nguồn Internet).

Trứng chất lượng thấp có thể là một trong những nguyên nhân chính gây vô sinh vì những lý do sau: Thứ nhất, trứng kém chất lượng có thể làm cho việc thụ thai một đứa trẻ rất khó khăn. Nếu một em bé được hình thành từ một quả trứng kém chất lượng, thai kì có thể phát triển không tốt hoặc không giữ được em bé trong vài tuần đầu tiên. Thứ hai, nhiều trứng kém chất lượng và khi đã được thụ tinh cấy ghép vào tử cung. Việc cấy ghép không có gì là sai nhưng chỉ đơn giản là trứng không đủ sức khỏe để phát triển và phân chia, dẫn đến sảy thai.

Kiểm tra chất lượng trứng

Để có một sức khỏe sinh sản tốt, điều quan trọng là chị em cần phải chăm sóc sức khỏe của mình thường xuyên, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Đi khám sản phụ khoa sẽ giúp chị em biết chắc chắn rằng trứng của mình có khỏe mạnh và có chất lượng tốt hay không. Những phụ nữ đang điều trị vô sinh và trên 37 tuổi thường được kiểm tra chất lượng trứng.   

BS. Bùi Thị Phương

 

Suy dinh dưỡng bào thai

Thai máy

Thai máy, còn gọi cử động thai, là một trong những dấu hiệu cho thai nhi có bình thường không. Theo dõi cử động thai không chỉ mang tính cảm xúc mà còn là thực hành có lợi cho thai, đặc biệt trong các tháng cuối thai kỳ.

Thai máy khi nào?

Thai được tám tuần tuổi đã bắt đầu có cử động. Tuy nhiên, do những cử động này nhẹ và khối lượng thai quá nhỏ, các thai phụ chưa thể cảm nhận. Người mẹ chỉ cảm nhận được cử động thai khi thai được khoảng 3 - 4 tháng. Sau 5 tháng, nếu chưa thấy thai máy là dấu hiệu đáng ngại. Những thai phụ có thành bụng dày khó cảm nhận thai máy hơn người có thành bụng mỏng. Lượng nước ối quá nhiều hay quá ít cũng làm thay đổi khả năng cảm nhận. Cảm nhận đầu tiên thường nhẹ nhàng, như có gì nhúc nhích trong bụng. Về sau, khi thai càng lớn sẽ cảm nhận rõ hơn cử động đạp, quẫy của bé. Ở những tháng cuối thai kỳ, thai phụ cần phân biệt để đừng nhầm lẫn thai máy với cơn gò tử cung. Gò tử cung làm toàn bộ bụng cứng chắc lên, tuỳ mức độ còn gây đau, trong khi thai máy chỉ cảm nhận ở một vùng bụng.

 Tư vấn cho thai phụ tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng.  Ảnh: Lan Anh
Dấu hiệu khi thai bất thường

Theo dõi thai máy để đánh giá sức khoẻ thai chỉ nên thực hiện trong khoảng hai tháng cuối thai kỳ và trong khoảng một giờ. Càng quá ngày sinh, cử động thai càng giảm. Trong lúc tỉnh thức, tối thiểu thai sẽ cử động 3 - 4 lần/giờ. Thấp hơn mức này, hoặc thai đang ngủ, hoặc đang có vấn đề sức khoẻ. Cử động quá nhiều (hơn 20 lần) thì coi chừng thai đang bị stress hay chính người mẹ đang căng thẳng. Lúc này cần bình tĩnh, nghỉ ngơi, sẽ thấy thai có cử động nhẹ nhàng lại. Nếu cử động vẫn tăng nhanh, dồn dập, nên đến bệnh viện kiểm tra. Những tháng trước đó, theo dõi thai cử động trong ngày là dấu hiệu cho biết thai có hoạt động, tức còn sống, nhưng yếu hay khoẻ không thể kết luận. Khi thấy cả một ngày mà thai không máy hoặc thai máy ít hơn so với ngày trước thì cần chú ý đây có thể là dấu hiệu thai đang bất thường.

Làm gì khi thay máy bất thường?

Khi tự theo dõi thai máy trong hai tháng cuối, nếu thấy ít hơn mức tối thiểu 3 - 4 cử động thai trong một giờ thì có thể theo dõi tiếp trong một giờ nữa hoặc đến kiểm tra tại bệnh viện chuyên khoa. Các xét nghiệm sẽ cho biết chính xác tình trạng của thai nhi trong bụng mẹ và có phương pháp xử trí phù hợp.

Cử động thai máy là dấu ấn đặc biệt, cho người mẹ cảm nhận rõ ràng mầm sống hiện hữu trong cơ thể. Thường người mẹ cảm nhận thai máy vào khoảng sau ba tháng, nên cảm xúc cũng gia tăng theo chiều thuận lợi. Chia sẻ điều này giữa vợ chồng sẽ càng làm tăng thêm sự gắn bó. 

  Bác sĩ Hạnh Dung